Bệnh á sừng thường gặp ở người tiếp xúc với nhiều với hóa chất trong công việc hay trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là những người phụ nữ nội trợ. Do phải thường xuyên làm việc nhà và tiếp xúc với các chất tẩy rửa hàng ngày như nước rửa chén, xà phòng, bột giặt... hay các chất bẩn, mà không được vệ sinh sạch sẽ và lau khô, lâu ngày làm ảnh hưởng đến làn da và bị bệnh á sừng. Chính vì thế, để không bị bệnh tấn công thì mỗi người nên biết rõ hơn về căn bệnh ngoài da này.



Nguyên nhân gây ra bệnh á sừng

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh á sừng được cho là có yếu tố di truyền cao và cơ địa da yếu ớt, thường dễ mắc phải bệnh á sừng khi gặp những điều kiện thuận lợi như: thời tiết lạnh và khô hanh, tiếp xúc với các hoa chất mỗi ngày như xà phòng, nước xả vải, bột giặt, dầu gội đầu, nước rửa bát, kem hóa dược bôi da... Khi da tiếp xúc với các hóa chất này, gây ảnh hưởng không nhỏ đến làn da, với những người cơ địa da yếu thì có nguy cơ cao bị mắc bệnh á sừng nếu không rửa sạch đúng cách.

Bệnh nhân á sừng nếu tiếp xúc nhiều với các hóa chất như bột giặt, các chất tẩy rửa, các loại nước bẩn, xăng, dầu, khói thuốc, hóa chất... thì bệnh ngày càng tệ hại hơn. Người bệnh cũng có nguy cơ bị nhiễm nấm, vi khuẩn tại các vùng tổn thương. Với các trường hợp viêm da tiếp xúc chủ yếu là các trường hợp viêm da trong công nghiệp. Những người có nguy cơ cao bị bệnh á sừng thường là do tính chất công việc như công nhân giặt giũ, công nhân nhà máy xà phòng, thợ làm tóc, kỹ thuật viên y thế, người làm nông nghiệp hay các bà nội trợ. Các yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển là cọ xát, sang cấn hay độ ẩm thấp.

Triệu chứng bệnh á sừng

Bệnh á sừng thường xuất hiện ở vị trí như đầu ngón chân, tay, gót chân. Những vùng da này khi bị bệnh sẽ có dấu hiệu da khô và đỏ ở các đầu ngón tay, ngón chân ranh giới không rõ ràng. Bệnh có thể lây lan sang những vùng da lành xung quanh ở bàn tay, bàn chân, gót chân. Khi thời tiết nắng nóng, những tổn thương này có thể sẽ đỏ lên, ngứa nổi mụn nước như bệnh tổ đỉa, lâu ngày làm cho các móng xù xì, lỗ chỗ. Khi thời tiết lạnh và khô hanh, độ ẩm trong không khí thấp, tình trạng nứt nẻ ở da càng nặng thêm, vùng da bị bệnh á sừng dễ bị nứt toác ra, rớm máu, đau đớn, ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt cũng như công việc của người bệnh.

Tuy bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng gây không ít khó khăn và cản trở trong công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Rất nhiều người khi bị mắc bệnh đều từ bỏ nghề nghiệp tiếp xúc nhiều với hóa chất của mình, đây là lựa chọn đúng đắn vì khi bị bệnh á sừng không nên tiếp xúc nhiều với các hóa chất, bởi vì sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng và khó trị hơn. Với những người tiếp tục công việc đó phải chịu nhiều sự đau đớn và hoành hành của bệnh, bởi những cơn đau nẻ, bắn máu làm giảm năng suất lao động và chất lượng cuộc sống.

Đối tượng nào dễ bị mắc bệnh á sừng?

Do tính chất công việc và môi trường xung quanh chúng ta, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt hàng ngày tác động lớn đến nguy cơ bị mắc bệnh á sừng. Nếu môi trường xung quanh bị ô nhiễm hay nguồn nước sử dụng hàng ngày không sạch sẽ, là điều kiện thuận lợi để gây ra bệnh á sừng. Cho nên hầu như mọi đối tượng đều có nguy cơ cao mắc bệnh á sừng nếu môi trường sống xung quanh không lành mạnh, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em có tỷ lệ mắc bệnh á sừng cao hơn nam giới.

Trên là những điều cần biết về bệnh để có biện pháp phòng chống và cách chữa trị bệnh á sừng hiệu quả và nhanh chóng nhất. Khi bạn có những triệu chứng của bệnh á sừng thì nên thăm khám tại bệnh viện hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chữa trị sớm, tránh gây ảnh hưởng không hay đến đời sống hàng ngày của mình. Chúc bạn mau khỏi bệnh.
>> Xem thêm : Cách chữa bệnh á sừng ở tay

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm