Khi phụ nữ mang thai sẽ xảy ra nhiều biến đổi bên trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của làn da. Đối với những người có tiền sử đã từng mắc bệnh ngoài da, khi mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa hơn người bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên xem thường vì khi mang thai có khả năng cao bị mắc các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Vậy khi mang thai bị bệnh tổ đỉa nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khi mang thai

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh tổ đỉa xuất hiện khi mang thai là do sự thay đổi về hệ miễn dịch, chuyển hóa của mạch máu và nội tiết bên trong cơ thể. Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì khả năng mắc bệnh là khá cao, mặc dù chỉ một chút thay đổi của thời tiết cũng sẽ bị ảnh hưởng.



Trường hợp đã từng bị bệnh tổ đỉa trước mặc dù đã chữa khỏi nhưng khi mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc lại bệnh tổ đỉa. Không những thế, những chị em khi mang thai thường có những thay đổi bất thường về tâm lý nên rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng thần kinh, trầm cảm, hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Những vùng da bị bệnh tổ đỉa ở các mẹ bầu khi mang thai không chỉ xuất hiện ở những vị trí thường thấy như lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, mà còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Điển hình như một bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai là chị T.N cho biết:" Khi bước vào giai đoạn tháng 4 của thai kỳ là tôi cảm thấy làn da khắp người của mình bị khô hơn so với lúc trước, những vết rạn trên bụng bắt đầu xuất hiện là điều bình thường, tuy nhiên bắp chân tôi nổi nhiều mụn nước và ngứa ngáy rất khó chịu. Khoảng 1 tuần sau, những nốt mụn này vỡ ra và để lại một lớp da sần sùi, mang thai nhan sắc đã đi xuống trầm trọng mà còn thêm căn bệnh này khiến tôi mất hẳn sự tự tin, làm tôi chẳng dám mặc váy khi đi làm nữa." Tình trạng này không chỉ gặp ở chị T.N mà nhiều người cũng có khả năng bị bệnh tổ đỉa khi mang thai. Vậy lúc này nên làm gì?

>> Xem thêm : Bệnh tổ đỉa có lây không?

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả


Đối với các chị em phụ nữ khi mang thai, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay bất kì loại thuốc này đều là điều không nên. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bỏ qua và để cho bệnh phát tán liên tục. Một vài cách trị bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai được các chuyên gia gợi ý:

- Khi bị bệnh tổ đỉa, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc từ dân gian để chữa trị như lá đào, lá trầu không hay bất cứ loại thảo dược nào. Chỉ cần sử dụng các loại lá này đun với nước rồi ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa vào, giúp cải thiện bệnh đáng kể, đặc biệt là các triệu chứng khó chịu ngứa ngáy của bệnh.

- Nếu bạn khó khăn trong việc sử dụng bài thuốc dân gian trên thì bạn có thể dùng các loại thuốc bôi sắn có nguồn gốc từ các loại dược lành tính, nhưng hãy mua ở các cơ sở uy tín và lâu năm để đảm bảo chất lượng của thuốc.

- Các mẹ nên tránh làm công việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt đồ... nhằm tránh tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt... Nếu bắt buộc phải làm thì bạn nên đeo găng tay và khẩu trang khi làm việc

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả không riêng gì bệnh tổ đỉa

- Đối với trường hợp bệnh không khỏi hoặc tái phát nhiều lần thì hãy đến thăm khám da liễu


Đó là những điều cần thiết đối với các mẹ bầu khi mắc phải bệnh tổ đỉa. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu của bệnh tổ đỉa thì các mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc tây y khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm