Bệnh mề đay không chỉ phổ biến ở người lớn mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị mắc bệnh khá cao. Căn bệnh ngoài da này gây khó chịu và ngứa ngáy khiến bé dễ quấy khóc, chán ăn và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ nhỏ bị nổi mề đay phải làm sao? Đây là điều khiến nhiều người lo lắng và tìm đủ mọi cách để chữa trị cho bé. Tuy nhiên, nếu không chữa trị đúng cách hoặc tự ý sử dụng thuốc bôi cho bé mà không có sự chỉ định của bác sĩ, sẽ khiến cho bệnh ngày càng tệ hại hơn. Chính vì thế, các mẹ nên tìm hiểu kỹ về căn bệnh ngoài da này.

Trẻ nhỏ bị nổi mề đay phải làm sao?

Nguyên nhân bị nổi mề đây ở trẻ

Khi trẻ bị bệnh mề đay, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh và tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh mề đay ở trẻ và khắc phục một cách hiệu quả. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay ở trẻ nhỏ:

- Do di truyền: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay ở trẻ, chủ yếu là dị ứng thời tiết. Khi thời tiết thay đổi thất thường, quá nóng hoăc quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến làn da và gây ra bệnh mề đay. Vì vậy, nếu bố mẹ có cơ địa dễ bị nổi mề đay khi thời tiết thay đổi, thì có khả năng cao con sinh ra cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Do tiếp xúc với hóa chất: Đây cũng là nguyên nhân khiến cho da bé bị nổi mề đay, đặc biệt là các loại hóa chất trong nhà như chất tẩy rửa, xà phòng... hoặc các loại mỹ phẩm của người lớn.

- Do dị ứng với thực phẩm: Khi trẻ ăn các thực phẩm có chứa nhiều chất dị ứng như hải sản, trứng, thịt bò, thịt gà... sẽ gây phản ứng da và khiến cho trẻ bị nổi mề đay

- Do cơ thể bé bị nhiễm virus hoặc vi khuẩn: Bên trong cơ thể bé tồn tại các loại virus hoặc vi khuẩn khiến cho sức đề kháng của bé yếu ớt, từ đó khả năng bé bị mắc bệnh mề đay càng cao hơn.



Những điều cần lưu ý khi trẻ nhỏ bị mề đay

Khi trẻ bị bệnh mề đay mẩn ngứa, các mẹ nên cho bé đến bệnh viện để được kiểm tra và chữa trị kịp thời. Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý đến những điều sau để giúp cho việc chữa trị hiệu quả hơn:

- Tìm ra các yếu tố hay các tác nhân gây bệnh cho bé và loại bỏ ngay lập tức, đặc biệt là các thực phẩm gây dị ứng hay các đồ vật xung quanh không đảm bảo vệ sinh...

- Không chỉ tránh xa các loại thực phẩm gây dị ứng mà còn tránh xa các loại thuốc có thể gây dị ứng, và đặc biệt là để trẻ tránh xa các loại chất kích thích

- Trường hợp bé bị bệnh mề đay cấp tính với biểu hiện gây ngứa dữ dội, thì các mẹ nên cho trẻ ăn nhẹ, giảm muối, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm để thoa lên da hoặc tắm cho trẻ.

- Nên cho trẻ mặc những bộ đồ với chất liệu vải cotton thoáng mát, rộng rãi và không bó sát.

- Khi tắm cho trẻ, các mẹ nên chú ý đến vùng da bị bệnh mề đay của bé, không chà xát mạnh. Không sử dụng các loại xà phòng thơm, dưỡng ẩm. Nếu trẻ có dấu hiệu bị kích ứng da bởi xà phòng thì nên tắm cho trẻ bằng nước ấm.

- Không tự ý sử dụng các loại thuốc bôi hay thuốc uống một cách tùy tiện mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi các loại thuốc này có tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

- Nếu sau một thời gian điều trị mà bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bé bị nổi mề đay thường xuyên và nặng hơn, thì các mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

- Mỗi ngày các mẹ nên tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ cho bé nhằm tránh bệnh phát triển và nặng hơn. Không cho bé tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như thuốc, thực phẩm, phụ gia, phấn hoa, lông động vật, nhiễm ký sinh trùng. Đồng thời không cho bé sử dụng các loại thực phẩm dễ gây dị ứng.

Trên là những điều cần biết về bệnh mề đay của trẻ, nhằm có cách khắc phục và chữa trị bệnh mề đay sớm nhất. Để an toàn và chữa trị hiệu quả thì các mẹ nên chú ý đến bé, nếu phát hiện có dấu hiệu của bệnh mề đay thì nên đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất, để được kiểm tra và chữa trị một cách đúng đắn và kịp thời. Chúc bé mau khỏi bệnh.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm