Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh dai dẳng và khó trị nhất hiện nay. Chính vì thế, cần được phát hiện sớm để điều trị bệnh dứt điểm một cách hiệu quả. Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở những vị trí như lòng bài tay, các rìa ngón tay hoặc chỉ một trong 2 vị trí trên, cũng có thể gặp ở lòng bàn chân va rìa ngón chân. Khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện mụn nước ở các vị trí trên và gây ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tổ đỉa

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo một số khảo sát cho rằng, người bị bệnh tổ đỉa do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Do dị ứng: Những người có cơ địa dễ bị dị ứng hay phản ứng da khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như các hóa chất độc hại trong sinh hoạt như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt... hoặc cũng có thể do tiếp xúc với một số hóa chất trong công việc như xăng, dầu mỡ, xi măng, vôi... đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh tổ đỉa

- Do bị nhiễm khuẩn: Cơ thể bị nhiễm khuẩn cũng khiến cho bệnh tổ đỉa phát triển và hình thành. Bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm khuẩn thường xảy ra ở những người làm việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất, chất bẩn, đất

- Do bị dị ứng với nấm kẽ chân cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân mắc phải bệnh tổ đỉa.

- Do tăng nội tiết mồ hôi: do sự gia tăng tuyến mồ hôi ở tay quá nhiều hoặc cũng có thể do cơ thể rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa khá phổ biến



Những biểu hiện thường gặp của bệnh tổ đỉa

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết được bệnh tổ đỉa một cách dễ dàng khi bản thân xuất hiện những biểu hiện của bệnh sau đây:

- Khi mắc bệnh tổ đỉa, những vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn màu trắng trong, kích thước khá nhỏ khoảng 1mm nhưng vẫn có thể nhìn thấy được, chúng thường nằm sâu bên trong da, săn chắc và đặc biệt là rất khó vỡ trừ khi mình tác động vào chúng. Các mụn nước này thường tập trung thành trừng chùm hơi gồ gề trên mặt da bị bệnh, cũng có một vài trường hợp bệnh nhân nhận thấy mụn nước tập trung thành một mảng to, trông rất mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh

- Những vị trí trên cơ thể mà bệnh tổ đỉa thường xuất hiện đó là cổ tay, cổ chân, các kẽ ngón tay chân... phần lớn những vùng không được chăm sóc kỹ càng thường rất dễ bị mắc bệnh.

- Bệnh tổ đỉa thường xảy ra theo từng đợt, đây là điều đáng được chú ý. Đặc biệt là trước khi nổi mụn nước, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, rát và rất khó chịu tại những vùng da đó, một vài trường hợp khác còn kèm theo những triệu chứng khác điển hình là tăng lượng tiết mồ hôi. Các mụn nước của bệnh tổ đỉa thường rất khô và ít khi tự vỡ, rồi cuối cùng thì để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da gây đau đớn

- Nếu bệnh nhân không chăm sóc và vệ sinh kỹ càng vùng da bị bệnh tổ đỉa mỗi ngày, thì có khả năng cao dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn và khiến cho bệnh nặng hơn, đặc biệt là các mụn nước hoặc bóng nước sẽ trở nên đục hơn. Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận

- Ngoài những biểu hiện của bệnh tổ đỉa trên, thì bệnh nhân còn kèm những triệu chứng khác như mệt mỏi và sốt nhẹ. Một vài trường hợp nặng sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, lúc này cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Đó là những nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của bệnh tổ đỉa. Nếu bạn có một hoặc một vài biểu hiện trên của bệnh thì đừng chần chừ mà đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị bệnh tổ đúng đắn và kịp thời. Không nên để bệnh kéo dài, vì càng lâu thì bệnh càng phát triển và ngày càng khó điều trị hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tham khảo thêm cách điều trị bệnh tổ đỉa tại: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/cach-dieu-tri-benh-to-dia-an-toan-nhat-theo-loi-khuyen-cua-chuyen-gia-da-lieu-c683a1010742.html

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm