Khi phụ nữ mang thai sẽ có nguy cơ cao bị các vấn đề về da do những thay đổi bên trong cơ thể, và mề đay mẩn ngứa là một trong số đó. Khi nổi mề đay mẩn ngứa sẽ khiến cho các mẹ có cảm giác rất khó chịu, nhất là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội do bệnh gây ra. Hầu hết, khi phụ nữ mang thai đều gặp tình trạng ngứa khắp cơ thể, có thể do một vài lý do khác như tăng cân nhiều, da quá căng và rạn. Nếu có dấu hiệu ngứa như vậy thì các mẹ không nên quá lo lắng nhưng nếu có những dấu hiệu của bệnh mề đay thì nên chữa trị kịp thời, tránh gây những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.





Vì sao bà bầu lại bị nổi mề đay?


Như đã nói ở trên, khi mang thai do những thay đổi bên trong cơ thể như thay đổi nội tiết tố, thay đổi độ pH vùng da, vùng này có độ kiềm cao nên rất nhạy cảm và dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ngoài ý muốn. Thông thường, dấu hiệu bệnh mề đay sẽ xuất hiện ở tháng thứ 4 đến tháng thứ 9 khi mang thai, gây ngứa nhiều nhất ở vùng mặt, đầu, nách, bộ phận sinh dục. Tuy nhiên, có một số bà bầu lại nhầm tưởng bị ngứa da do bị rạn và căng quá mức, nên khi bệnh mề đay phát triển và nặng hơn thì các mẹ mới phát hiện ra thì rất khó chữa.

Dấu hiệu giúp các mẹ nhận biết bệnh mề đay là những mảng sẩn phù màu hồng hoặc đỏ, nổi trên da mặt, từng đám mụn mọc tập trung hoặc rải rác không đều ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Khi bị mề đay mẩn ngứa nhẹ thì nhưng vết đỏ, hồng nổi từng mảng sẽ xuất hiện vài phút và mất dần rồi sẽ tái phát lại sau vài ngày. Còn nếu trong trường hợp nặng sẽ có những triệu chứng kèm theo như đau cổ họng, ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, khớp và ra nhiều khí hư...


Cách chữa trị bệnh mề đay cho bà bầu

Đầu tiên để chữa bệnh mề đay hiệu quả thì các mẹ cần phải tìm ra nguyên nhân gây bệnh và loại bỏ nó. Tiếp đến, bắt buộc phải kiêng gió lạnh, kiêng nước, bên cạnh đó khi bị bệnh mề đay mẩn ngứa phải tuân thủ theo chế độ ăn uống sau đây:

- Trong giai đoạn cấp tính: Bệnh nhân mề đay cần phải hạn chế sử dụng đường và muối trong những bữa ăn hàng ngày. Vì đường trong máu tăng cao sẽ gây ra hiện tượng mẩn ngứa, dị ứng. Còn nếu lượng muối trong cơ thể quá nhiều sẽ gây kích ứng thần kinh ngoại biên. Ngoài ra, tránh xa các loại chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, tiêu, ớt... Trường hợp bệnh đang phát triển và có dấu hiệu như phù nề, rịn nước thì không nên ăn những thức ăn có nhiều nước như: canh, súp và uống ít nước. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng những thức ăn chứa nhiều đạm như: tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Nên có chế độ ăn uống hợp lý mỗi ngày, đặc biệt là bổ sung nhiều vitamin A, B, C, ăn các thức ăn dễ tiêu và có tác dụng chống táo bón như: cà chua, cam, chanh. khoai lang, khổ qua...

- Cách để phát hiện ra nguyên nhân gây ra bệnh mề đay trong thực phẩm bằng biện pháp ăn loại trừ. Trong 3 tuần đầu tiên, người bệnh ăn những thực phẩm không có chất dị ứng như: gạo, khoai tây, cà rốt, các loại đậu, bí, bầu, thịt trừu, thịt bò, cữ rượu. Có thể uống trà, cà phê nhưng không có sữa, vì sữa có chứa nhiều chất gây dị ứng. Sau 3 tuần, dấu hiệu dị ứng mề đay không xuất hiện thì ta bắt đầu ăn thêm từng món nghi ngờ khác. Mỗi ngày ăn một ít, ăn đến món nào thấy dấu hiệu bệnh mề đay xuất hiện thì đó chính là nguyên nhân gây ra bệnh, cần phải tránh và không sử dụng. Đối với trẻ em, cần ăn chế độ giảm đường, sữa bò đặc, lòng trắng trứng...

- Nếu bà bầu cảm thấy khó chịu do triệu chứng ngứa ngáy của bệnh gây ra thì có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm theo tỉ lệ 1:2, Mentol 1%, dung dịch Calamine để thoa hoặc tắm. Không sử dụng thuốc mỡ kháng sinh để thoa vì rất dễ gây viêm da dị ứng. 

- Đối với người bệnh mề đay trong giai đoạn mãn tính thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và điều trị thích hợp. Vì mề đay mãn tính thường liên quan đến các bệnh lý nội khoa khác. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc tùy tiện khi không có sự chỉ định của bác sỹ, nhằm tránh làm bệnh ngày càng nặng hơn.


Những cách giảm ngứa khi bị mề đay

- Chườm bằng khăn lạnh, ẩm: Với cách này có thể giúp cho các mẹ bầu làm dịu làn da bị bệnh và ngăn ngừa hình thành thêm các nốt mẩn ngứa. Cách làm cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một cái khăn mềm và sạch, nhúng vào nước lạnh và vắt ráo nước, sau đó áp lên những vùng da bị bệnh trong 30 phút. Nên thực hiện mỗi ngày 3 lần để giúp giảm nhanh những triệu chứng ngứa ngáy và các nốt mẩn cũng dần dần biến mất.

- Vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày: Tuy là người bệnh mề đay cần phải kiêng nước nhưng tắm rửa và vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày là điều nên làm. Bởi vì việc tắm rửa và vệ sinh mỗi ngày sẽ giúp loại bỏ những tác nhân gây hại trên da và giúp da thoáng mát và sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, người bệnh không nên tắm với nước nóng và không sử dụng các loại xà phòng tẩy rửa khi tắm.

- Các mẹ bầu nên mặc những bộ quần áo có chất liệu mềm mại, nhẹ nhàng, thoáng mát và thoải mái. Không mặc những bộ đồ chật chọi, chất vải nóng, vì như vậy sẽ khiến cho làn da bị bó sát và tạo điều kiện cho bệnh phát triển và lây lan nhiều hơn.

- Người bệnh mề đay nên ăn những thực phẩm có tính mát để giúp làm dịu làn da bị bệnh. chằng hạn như một món ăn như sau: sử dụng 30g mướp, mang đi rửa sạch rồi thêm chút muối vào, nấu chín, ăn cả bã và nước. Hoặc 30g rau sam, 30g rau muống cho vào nồi nấu thành canh để uống. Hay bạn cũng có thể sử dụng món canh này: 30g rau muống, 15g rau ngô, 10g mã thầy, cho hết nguyên liệu vào nồi và nấu thành canh. Hoặc một món ăn cầu kỳ hơn, kết hợp sinh ý dĩ nhân, bột mã thầy, mỗi thứ 30g, cùng nghiền nát thành bột mịn rồi nấu cháo ăn. Xích đậu, bí xanh lấy vỏ, mỗi thứ 30g sắc thành nước uống thay trà mỗi ngày, có thể sử dụng thường xuyên mà không lo tác dụng phụ.

- Sử dụng các loại kem bôi ngoài da: Bệnh nhân có thể dùng nhóm hoạt chất corticoid để bôi lên da bị bệnh mề đay, có tác dụng giúp giảm ngứa, giảm mẩn đỏ nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này gây ức chế hệ miễn dịch, làm mỏng da và tăng nguy cơ nhiễm trùng cho da. Vì vậy, không nên lạm dụng kem bôi này một cách tùy tiện, đặc biệt là những đối tượng trẻ em.


Ngoài ra, khi phụ nữ mang thai sẽ ảnh hưởng đến sức đề kháng của mẹ do thay đổi nội tiết. Chính vì thế, rất dễ bị mắc các bệnh như cúm, rebella, sốt và đặc biệt là bệnh mề đay. Cho nên các mẹ cần phải có biện pháp phòng chóng và có chế độ ăn uống hợp lý, nhằm tránh mắc phải những bệnh nguy hiểm này.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm