Chắc hẳn ai cũng sẽ ngạc nhiên khi nghe đến việc chữa trị vảy nến bằng bột nghệ. Nghệ được xem là một loại củ có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng bột nghệ được dùng để hỗ trợ chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vậy chữa bệnh vảy nến bằng nghệ như thế nào thì hiệu quả? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.


Nghệ là một loại gia vị không mấy xa lạ với nhiều người, ngoài việc chế biến các món ăn ngon thì loại củ này còn được dùng để chữa bệnh đặc biệt là bệnh vảy nến. Trong dân gian, nghệ được biết đến là một vị thuốc lành tính của y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa. Nghệ được nhiều người biết đến là một loại cây có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Hiện nay, nghệ được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới do những lợi ích to lớn mà loại củ này mang lại cho con người chúng ta

Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong củ nghệ có chứa một chất là curcumin, chính vì thế mà nghệ có màu vàng đậm rất dễ nhận biết. Curcumin là một thành phần rất tốt cho sức khỏe của con người và trong củ nghệ có chứa phần lớn dưỡng chất này. Trong y học cổ truyền, nghệ giúp làm lành vết thương nhanh chóng, tái tạo tế bào da. Do đó, nghệ thường được dùng để làm mở các loại sẹo bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị sẹo, giúp phục hồi vết thương và nghệ cũng có thể chữa bệnh vảy nến mà ít người biết

Vảy nến là một loại bệnh ngoài da nằm trong các nhóm bệnh tự miễn, bệnh gây ra những tổn thương trên da và đóng thành từng vảy, nổi mẩn đỏ trông rất mất thẩm mỹ. Tổn thương của bệnh vảy nến là hậu quả của sự tăng sinh quá mức các tế bào trên da.

Công dụng chữa bệnh vảy nến của nghệ ít người biết

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nghệ được xem là một biện pháp điều trị bệnh vảy nến tại chỗ rất tốt và tiện lợi. Cách chữa trị này sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp với một số phương pháp điều trị truyền thống khác.

Trải qua nhiều nghiên cứu và các nhà khoa học đã thấy rằng nghệ có tác dụng ức chế enzym gây viêm có liên quan đến bệnh vảy nến. Trong các nghiên cứu này, bệnh nhân vảy nến sẽ được các bác sĩ bôi lên vùng da bị bệnh bằng một loại gel được chiết xuất từ củ nghệ, mỗi ngày 2 lần và liên tục trong 9 tuần. Sau đó, kết quả thu được là những vùng da bị bệnh vảy nến của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt về kích thuóc, độ dày của tổn thương vảy nến và tình trạng nổi ban đỏ trên da. Cách điều trị vảy nến này đáp ứng việc chữa trị khá tốt. Tuy nhiên có một số trường gặp các tác dụng phụ nhỏ như khô da và cảm giác hơi nóng rát trên da, nhưng đến nay nhiều người vẫn chưa xác định được tác dụng phụ này do nghệ hay thành phần trong gel bôi gây ra.

Đối với trường hợp mắc bệnh vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng khi sử dụng chiết xuất curcumin trong nghệ và quang liệu pháp sẽ làm giảm hẳn các triệu chứng của bệnh vảy nến. Theo thống kê những người sử dụng cách này đều không mắc bất kỳ một tác dụng phụ nào. Chính vì thế, việc sử dụng liệu pháp điều trị kết hợp an toàn hơn so với các phương pháp chữa vảy nến riêng lẻ.

Một vài tác dụng phụ khi dùng nghệ chữa bệnh vảy nến

Dù được xem là một vị thuốc khá an toàn khi dùng để chữa bệnh vảy nến nhưng nghệ vẫn có một vài tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, gây các phản ứng dị ứng da, sử dụng tại chỗ có thể gây kích ứng da và có cảm giảm nóng rát, khô da. Nếu bệnh nhân vảy nến sử dụng nghệ với liều lượng cao trong thời gian dài thì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khá cao.

Một số lưu ý khi sử dụng nghệ

Nghệ không phải là sự lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người, không nên sử dụng nghệ trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú thì không nên sử nghệ, vì loại củ này có thể thúc đầy kỳ kinh, kích thích tử cung, gây chảy máu âm đạo thậm chí là xảy thai, rất nguy hiểm.

- Đối với những người đang mắc bệnh về mật không nên sử dụng nghệ vì có thể làm cho bệnh nặng hơn

- Đối với những người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng nghệ có thể làm hạ đường huyết

- Nghệ có thể tương tác và làm giảm hiệu quả với một số thuốc điều trị như: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc làm giảm acid, nếu bệnh nhân mới phẫu thuật chưa được 2 tuần thì không nên sử dụng nghệ.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng nghệ



Nghệ có thể dùng được với nhiều dạng bào chế khác nhau. Để tiện lợi sử dụng nghệ thì bạn có thể mua viên uống có tinh chất nghệ, bạn có thể mua ở bất kì hiệu thuốc nào. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào các loại nước trái cây để dùng chung. Hạt tiêu đen cũng làm tăng khả năng hấp thu tính chất nghệ của cơ thể.

Để đạt mức an toàn tối đa khi sử dụng nghệ thì mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 1,5g đến 3g. Tuy nhiên, hàm lượng nghệ bổ sung trong một số loại thức ăn có thể chữa đủ đẻ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra. Sau đây là cách chữa bệnh vảy nến mà bệnh nhân có thể làm theo:

Đầu tiên sử dụng khoảng nửa muỗng cà phê bột nghệ cho vào bát và thêm nước từ từ khuấy đều đến khi tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Sử dụng hỗn hợp này bằng cách bôi một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh vảy nến. Sau đó, dùng băng hay gạc sạch để băng lại giữ trong vài giờ đồng hồ hoặc để qua đêm. Cuối cùng gỡ bằng gạc ra và rửa sạch da bằng nước ấm và lấy khăn mềm lâu khô


Tác dụng của nghệ trong việc chữa trị bệnh vảy nến đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm, nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để chữa bệnh. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sử dụng liều lượng nghệ cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa da liễu trước khi quyết định sử dụng nghệ để chữa bệnh vảy nến.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm