Bệnh tổ đỉa là một bệnh ngoài da ai cũng có nguy cơ bị mắc phải nhất là trẻ em. Phần lớn các trẻ nhỏ đều bị mắc bệnh trước sau tuổi và sau đó thì khỏi bệnh hẳn, tuy nhiên vẫn có một số trường hợp vẫn mắc bệnh tổ đỉa ở tuổi trưởng thành. Chính vì thế, cha mẹ vẫn phải có biện pháp phòng chống cũng như nhận biết rõ về bệnh, nhằm phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời, tránh gây những hậu quả đáng tiết về sau. Để hiểu rõ hơn về bệnh tổ đỉa ở trẻ em tôi xin thông qua bài viết sau đây

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Bệnh tổ đỉa có rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến ở trẻ em nhất là do yếu tố di truyền. Tức là khi bố mẹ bị mắc bệnh tổ đỉa thì khi sinh con ra có khả năng cao bị mắc bệnh căn bệnh ngoài da này. Bên cạnh đó, còn có các nguyên nhân khác gây ảnh hưởng đến làn da của bé như:

- Yếu tố thời tiết: Khi thời tiết lạnh và khô hanh chính là lúc làm cho da bé bị khô ráp và dễ bị các bệnh ngoài da đặc biệt là bệnh tổ đỉa

- Do thực phẩm: Khi bé ăn phải các thực phẩm có chất dị ứng cao sẽ khiến cho sức đề kháng của bé trở nên yếu ớt hơn, đồng thời là điều kiện để các vi khuẩn gây hại xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh một cách dễ dàng.

- Theo các nhà nghiên cứu cho rằng căng thẳng cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa ở trẻ em. Đặc biệt là tâm lý nặng nề nhất chẳng hạn như khi cha mẹ của bé ly hôn, thì có khả năng cao bé mắc bệnh tổ đỉa hoặc các bệnh ngoài da khác trong vài năm tới.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ em

Các mẹ nên biết rõ về dấu hiệu bệnh tổ đỉa ở trẻ em để nhằm kịp tời phát hiện và điều trị nhanh chóng, tránh để bệnh lâu gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở trẻ:

- Đầu tiên là triệu chứng cơ bản nhất của bệnh tổ đỉa đó là da bị khô, ngứa hoặc nổi mẩn đỏ.

- Trên má của bé thường xuất hiện các vẩy đỏ và hồng, bên trong của khuỷu tay và lưng của đầu gối.

- Khi vùng da bị bệnh có dấu hiệu xuất hiện các vết mủ và gây đau đớn, ngứa cho bé thì đây là lúc bệnh đang phát triển và nặng hơn.

Cách hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa ở trẻ em

- Do bé còn quá nhỏ nên sức đề kháng rất yếu và làn da rất mỏng manh, nên các bậc cha mẹ phải thường xuyên chú ý đến bé, không tùy tiện sử dụng các loại điều trị cho bé mà chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Để làm giảm ngứa và viêm của bệnh tổ đỉa một cách hiệu quả thì các bác sĩ sẽ kê toa một loại kem steroid. Nếu sau một thời gian dài sử dụng thuốc mà không hiệu quả, ngược lại làm cho bé ngứa và khóc nhiều hơn thì sẽ chuyển sang sử dụng kháng sinh.

- Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ dân gian có những thành phần từ nguyên liệu tự nhiên, vừa an toàn lại vừa hiệu quả, làm giảm những triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp bé thoải mái vui cười hơn.

Chúc bé mau khỏi bệnh.

Xem thêm : Kinh nghiệm chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm