Bệnh tổ đỉa là một bệnh lý về da thường gặp ở người lớn nhiều hơn trẻ em. Hiện nay, vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng nhiều người bị mắc phải do yếu tố di truyền, do cơ địa của mỗi người hoặc do những tác nhân bên ngoài như hóa chất, thức ăn, mỹ phẩm... Tuy nhiên, có thể dựa vào dấu hiệu của bệnh để điều trị cũng như phòng chống bệnh tái phát một cách tốt nhất.



Dấu hiệu và cách phòng chống bệnh tổ đỉa

Dấu hiệu nhận biết của bệnh tổ đỉa

- Khi bị bệnh tổ đỉa, bạn sẽ thấy các mụn nước trắng trong với kích thước nhỏ, nằm sâu, chắc và khó vỡ, những mụn nước này thường tập trung thành chùm nằm chìm trong lớp thượng bì bàn tay và bàn chân. Đôi khi những mụn nước này kết tụ thành một bóng nước lớn.

- Bệnh tổ đỉa thường gặp nhất là ở lòng bàn tay, các rìa ngón tay có khi cả hai vị trí và có khi chỉ một trong hai vị trí trên, còn ở rìa bàn chân và ngón chân thì lại ít gặp hơn. Những tổn thương do bệnh gây ra thường đối xứng và không bao giờ vượt quá cổ tay và cổ chân.

- Bệnh xảy ra theo từng đợt, trước khi nổi mụn nước thì có cảm giác ngứa ngáy khó chịu, một số còn tăng tiết mồ hôi là dấu hiệu thường gặp tiếp theo của bệnh. Những mụn nước này thường khô và ít khi tự vỡ, nhưng để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da, đó là dấu hiệu thường gặp nhất của bệnh tổ đỉa.

- Khi những mụn nước bị nhiễm khuẩn thì nước sẽ bên trong sẽ bị đục, sưng đỏ và kèm theo sung hạch bạch huyết ở vùng kế cận và người bệnh bị nóng sốt. Đây là một trong những dấu hiệu khi bệnh tổ đỉa chuyển biến xấu.

- Một số người bị nhầm lẫn giữa bệnh tổ đỉa và bệnh eczema, vì chúng khá giống nhau, nhưng bệnh tổ đỉa chỉ xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và các rìa ngón chân. Còn Eczema thì có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên da. Ngoài ra, mụn nước ở bệnh tổ đỉa thường to, sâu, chắc và khó vỡ hơn mụn nước của bệnh Eczema. Nếu người nào đang có một trong những dấu hiệu nào của bệnh tổ đỉa thì cần cho mình cách phòng chống và điều trị bệnh tổ đỉa một cách hiệu quả và nhanh chóng.


Cách phòng chống bệnh tổ đỉa

- Do bệnh tổ đỉa đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh, nên việc phòng chống bệnh cũng khá chung chung. Bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, tránh ăn hay uống những thực phẩm có chất dị ứng cáo, hay những chất cay, nóng, kích thích như ớt, hạt tiêu, bia rượu... Người bệnh nên tránh tiếp xúc với các đồ dùng hay những vật dụng dễ gây dị ứng.

- Người bệnh nên có chế độ sinh hoạt cũng như vệ sinh cơ thể sạch sẽ, sau khi vệ sinh xong thì lâu khô bàn tay, bàn chân để tránh cho bệnh phát triển. Và điều cần chú ý nhất là không nên gãi, chà xát hay dùng vật nhọn chọc vỡ mụn nước, vì bệnh này rất dễ bị viêm nhiễm và gây viêm mủ da, đồng thời nên hạn chế để vùng tổn thương tiếp xúc với xà phòng, xi măng hay các hóa chất khác.


Trên là những dấu hiệu và cách phòng chống bệnh tổ đỉa tại nhà hiệu quả nhất. Nếu bạn có những dấu hiệu trên thì nên đi tìm và khám tại bệnh viện sớm nhất để được điều trị kịp thời, tránh kéo dài làm cho bệnh phát triển và khó trị hơn.


Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm