Hiện nay, tình trạng nổi mề đay ở trẻ em ngày càng tăng nên khiến nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng. Bởi vì trẻ em có một làn da khá mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng da do thời tiết thay đổi bất thường hay do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến làn da của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên biết rõ về bệnh mề đay ở trẻ em cũng như các cách giúp trẻ phòng chống và chữa trị căn bệnh ngoài da phổ biến này.


Nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ em

Bệnh mề đay ở trẻ em khá phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh khá cao, và có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay ở trẻ em:

- Do trẻ tiếp xúc với vật lạ: Những đồ vật xung quanh rất dễ gây dị ứng da và nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em, chẳng hạn như mỹ phẩm của người lớn, hay các loại thuốc, côn trùng, vi khuẩn... Hoặc bé bị nổi mề đay khi ăn phải thực phẩm có chứa nhiều chất dị ứng

- Do trẻ bị chấn thương hay cọ xát gây tổn thương da và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào.

- Do thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh khiến cho trẻ dễ bị bệnh mề đay mẩn ngứa

- Do di truyền: Đây là một bệnh ngoài da có tính di truyền, cho nên nếu bố hoặc mẹ bị nổi mề đay mãn tình thì có nguy cơ cao trẻ cũng dễ bị mắc phải

- Trẻ bị bệnh mề đay cũng có thể do gián tiếp qua nguồn sữa của mẹ, vì vậy nếu mẹ ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến trẻ bị nổi mề đay



Nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ em

- Khi trẻ bị bệnh mề đay, trên da bé sẽ xuất hiện các mãng da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước thay đổi

- Nổi mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể của bé và kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy...

Những triệu chứng của bệnh mề đay sẽ nguy hiểm nếu như xuất hiện trên mặt, trong miệng và xung quanh miệng, kèm theo đó là dấu hiệu phù nề tình trạng phù nề loạn thần kinh mạch da, có thể gây ảnh hưởng đến họng và lưỡi, và ảnh hưởng đến đường hô hấp như thanh khí quản, khiến bé khó thở cấp tính và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cho nên các mẹ cần phải chú ý kỹ càng căn bệnh ngoài da này

Khi trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa nên làm gì?

Bệnh mề đay ở trẻ không giống như người lớn, ngoài triệu chứng khó chịu ngứa ngáy thì bệnh còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, khiến bé quấy khóc và chán ăn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh mà tìm đúng cách để chữa trị, không quá vội vàng và cho con sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, khiến cho bệnh trở nên tệ hại hơn. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh mề đay thì các bố mẹ nên thực hiện những cách sau đây:

- Đầu tiên là tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ và loại bỏ chúng. Nếu bé bị dị ứng mề đay do thức ăn thì phải kích thích gây nôn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nếu do chấn thương hay cọ xát thì phải loại bỏ những vật dụng gây hại đó và đặc biệt cần đưa con đi khám và mang theo đồ vật gây bệnh để bác sĩ có thể xác định thành phần gây dị ứng

- Không cho bé ăn các loại thức ăn có thành phần gây dị ứng cao như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản... Ngoài ra, hạn chế lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của trẻ

- Các mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhằm tránh hiện tượng viêm nhiễm trên da và khiến cho da bị bệnh nặng hơn. Khi tắm cho bé, các mẹ nên nhẹ nhàng thoa đều lên da của bé, tránh chà xát mạnh và gây tổn thương lên da bé

- Lưu ý khi tắm rửa cho bé bị nổi mề đay thì các bậc phụ huynh nên dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ để tấm, không quá nóng vì sẽ gây bỏng da. Nên sử dụng các loại xà phòng chuyên dùng cho bệnh nhân bị nổi mề đay, các loại bình thường có tính sát khuẩn quá cao, không phù hợp với làn da bị nổi mẩn và sưng đỏ vì bệnh mề đay

- Nên cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi và thoáng mát, nên lựa chọn chất liệu vãi mềm, thấm mồ hôi tốt.

- Cắt móng tay cho bé, nhằm tránh bé gãi khi ngứa và gây tổn thương lên những vùng da bị bệnh mề đay. Các mẹ nên bọc tay bé lại để hạn chế tình trạng này

- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất và vitamin, nhằm nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp bé chống chọi lại các bệnh ngoài da nói chung và bệnh mề đay mẩn ngứa nói riêng


Đó là những điều cần biết về bệnh mề đay ở trẻ em mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm ngứa cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì các loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm