Các biện pháp điều trị bệnh á sừng
- Người bệnh tuyệt đối không dùng tay hoặc dụng cụ để gãi ngứa, vì như vậy sẽ gây tổn thương lên vùng da bị bệnh á sừng, dễ bị viêm nhiễm và khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn.
- Phải tuân theo chế độ kiêng cử hợp lý, không ăn những thực phẩm có chứa chất dị ứng cao như hải sản(tôm, cua, cá) nhộng, thịt gà, thịt bò, thực phẩm đóng hộp....
- Thay đổi môi trường sống xung quanh tránh tiếp xúc nhiều với các chất tẩy rửa như xà phòng, bột giặt, nước rửa chén... Nếu có thể hãy thay đổi luôn môi trường làm việc tiếp xúc nhiều với xăng dầu hay các hóa chất độc hại khác.
- Nên có chế độ ăn uống hàng ngày phù hợp với người bệnh. Nên ăn nhiều rau quả tươi, rau xanh và đặc biệt là các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C, E như giá đỗ, cà chua, các loại đậu, rau ngót, rau bí, bắp cải, cam bưởi, đu đủ, cà rốt... rất tốt cho sức khỏe của người bệnh á sừng. Nhiều người cho rằng, nếu không bổ sung đầy đủ các chất vitamin cần thiết cho cơ thể mỗi ngày sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của lớp sừng.
- Sử dụng các loại thuốc chữa bệnh á sừng dạng bôi như acid salycilic hoặc bôi các chế phẩm có steroid để giảm viêm hiệu quả như Gentrizone, Fucicort...
- Người bệnh nên sử dụng các loại kem dưỡng da, tăng độ ẩm cho, làm mềm mịn da nhằm giúp cho những vùng da bị bệnh á sừng không bị khô và giúp cho việc chữa trị thêm hiệu quả hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng bất cứ dụng cụ nào để bóc vảy da, chà xát hay kỳ cọ vùng da bị bệnh quá mạnh. Bởi như vậy sẽ gây tổn thương không nhỏ đến làn da và làm cho bệnh ngày càng trở nặng hơn.
- Không tiếp xúc quá nhiều với các hóa chất hay các chất tẩy rửa. Người bệnh không nên làm công việc nhà như giặt đồ, lau nhà, rửa bát. Khi chế biến thức ăn, người bệnh tránh tiếp xúc với mỡ, gia vị như ớt, muối... Nếu nhất thiết phải làm công việc này thì nên sử dụng găng tay để bảo vệ. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng găng tay nhựa dẻo thay vì găng tay cao su vì sẽ ít gây phản ứng da hơn, đồng thời không nên đeo găng tay trong thời gian dài nhất là khi mồ hôi ra nhiều, sẽ kích thích và khiến cho bệnh nặng thêm
- Vào những ngày thời tiết lạnh và khô hanh, người bệnh nên bôi kem dưỡng ẩm da kỹ càng, tránh làm cho da bị khô và nứt nẻ. Nên bôi kem dưỡng ẩm trước khi làm việc hoặc sau khi rửa tay là tốt nhất.
- Cắt ngắn móng tay, móng chân và vệ sinh mỗi ngày vùng da bị bệnh.
Đó là những biện pháp giúp điều trị bệnh á sừng hiệu quả và nhanh chóng hơn. Khi bị bệnh á sừng bạn nên thực hiện đúng những điều trên để tránh làm cho bệnh phát triển và nặng hơn. Chỉ cần bạn kiên trì thực hiện trong thời gian dài, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả.
>> Có thể bạn quan tâm : Thuốc chữa á sừng da đầu
>> Có thể bạn quan tâm : Thuốc chữa á sừng da đầu