Bệnh vảy nến phấn hồng là một trong những bệnh về da có nhiều người mắc phải và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh vảy nến phấn hồng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết nhưng nhiều người lại xem thường và bỏ qua không điều trị sớm. Tuy nhiên, căn bệnh ngoài da này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng công việc của người bệnh. Chính vì thế, cần phải biết rõ để có biện pháp điều trị hợp lý tránh gây những hậu quả đáng tiếc về sau.





Bệnh vảy nến phấn hồng và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh vảy nến phần hồng là bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Với căn bệnh ngoài da này bạn có thể dễ dàng nhận biết được khi cơ thể xuất hiện những đốm mà đỏ lớn chừng đầu ngón tay thậm chí là lớn hơn khiến da bạn bị loang lổ gây khó chịu đến người bệnh.

Biểu hiện của bệnh vảy nến phấn hồng

- Trong giai đoạn đầu của bệnh vảy nến phấn hồng, có nhiều trường hợp có biểu hiện không rõ ràng. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được triệu chứng đau đầu, kèm theo là sốt nhẹ và mệt mỏi. Những tổn thương đầu tiên mà bệnh gây ra thường nằm ở nữa phía trên thân người như ngực, lưng bụng, cánh, đặc biệt là ở cẳng tay và cổ. Cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện ở mặt và đầu

- Ngoài dấu hiệu trên thì bệnh còn gây ra những tồn thương khác đó là các đám tròn hay cụ thể hơn là hình oval có giới hạn rõ ràng, thường có màu đỏ nhạt. Những tổn thương này thường có đường kính từ 2 đến 5 cm hoặc cũng có khi rộng hơn. Vùng da bị tổn thương có thể kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 15 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn 2 tháng.

- Các tổn thương khác sau thứ phát bao gồm: nổi ban mề đay xung quanh, vảy khô xám phủ ở trên... Trung tâm của các vùng tổn thương do bệnh vảy nến phấn hồng gây ra có thể bị teo, lõm, da nhăn có màu nâu.

Triệu chứng chung và cơ bản nhất của bệnh vảy nến phấn hồng là bạn có thể nhận thấy nhưng nhẹ, sẩn kèm theo ngứa nhẹ, hoặc có thể do bản thân bệnh nhân không điều trị đúng cách. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân có thể bị sốt rét nhẹ, cảm giác mệt mỏi, thậm chí hạch limpho ở nách có thể bị sưng


Cách hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì các bạn nên áp dụng những cách hỗ trợ điều trị, nhằm làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh vảy nến phấn hồng gây ra. Các biện pháp đó có thể là tắm với nước ấm đặc biệt là với dung dịch Calamine, nên tránh các hoạt động thể lực gây cơ thể toát mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ ổn định mát và đặc biệt là những nơi thoáng mát.

- Bệnh nhân vảy nến phấn hồng nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da dưới dạng thuốc nước, có thể dung để bôi ngấm sâu vào vùng da bị bệnh vảy nến, và thuốc mỡ để bôi phủ lên làm mêm lớp da bên ngoài

- Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng cả thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng từ bên trrong cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và đặc biệt là tiêu viêm, lợi tiểu có tác dụng tốt cho gan va thận

Để giúp cho việc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám thường xuyên, kiên nhẫn sử dụng thuốc bôi đúng thời lượng và thời gian cụ thể. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh, bi quan, thức đêm, hay cáu giận và đặc biệt là luôn giữ cho cơ tể được khỏe mạnh nhờ các bài tập thể dục thể thao thường ngày.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm