Khi phụ nữ mang thai thì sẽ có những biến đổi bất thường bên trong cơ thể khiến cho sức đề kháng suy giảm, nên khả năng mắc bệnh cao hơn người thường, bệnh vảy nến cũng không ngoại lệ. Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da mãn tính nên việc chữa trị sẽ rất khó khăn, hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị triệt để căn bệnh này. Chính vì thế, đây là điều khiến nhiều mẹ lo lắng khi mang thai. Vậy mắc bệnh vảy nến khi mang thai có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?



Bị bệnh vảy nến khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bệnh vảy nến là ột bệnh ngoài da có cơ chế sinh bệnh chưa rõ ràng, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân do rỗi loạn lành tính biệt hóa tế bào thượng bì và thường là do di truyền từ bố mẹ sang con. Bệnh tồn tại bên trong cơ thể cho đến khi gặp một vài yếu tố gây bệnh như căng thẳng thần kinh, nhiễm khuẩn, lối sống không lành mạnh, thời tiết, khí hậu, thì sẽ phát bệnh hoặc khiến cho bệnh trầm trọng hơn

Vảy nến là một trong các bệnh da liễu mãn tính và rất dễ tái phát nếu bệnh nhân bị vảy nến không có cách chăm sóc da đúng đắn và kỹ càng, hoặc lối sống không lành mạnh. Hiện nay, hầu hết các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến chỉ có tác dụng làm thuyên giảm các triệu chứng do bệnh vảy nến gây ra, kéo dài trong thời gian phát bệnh và giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

Tuy nhiên, đối với những người có tiền sử bị bệnh vảy nến, nhất là những người mang thai và bị tái phát lại, thường sẽ lo lắng rằng có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Để biết chính xác điều này thì bạn nên đến bệnh viện hoặc gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và có thể sẽ làm một vài xét nghiệm hay sàng lọc để biết chính xác rằng em bé của bạn có khỏe mạnh hay không.

Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, nếu bố hoặc mẹ có tiền sử bị mắc bệnh vảy nến thì khi sinh con ra sẽ có 10% đứa con bị mắc bệnh. Nếu cả bố và mẹ đều bị nhiễm bệnh thì nguy cơ tăng cao lên đến 50%. Ngoài ra, bệnh vảy nến có thể phát sinh nếu gặp phải điều kiện thuận lợi, nhất là môi trường sống xung quanh.

Hiện tại bạn đang mang thai nên việc sử dụng thuốc để chữa bệnh sẽ khó khăn hơn bình thường. Để điều trị bệnh vảy nến đối với phụ nữ đang mang thai bạn có thể lựa chọn một số thuốc sau: Efalizuma, Inflixima, Etanercef, Alefaceft... Tuy nhiên để an toàn thì bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm lâu năm để phác đồ điều trị bệnh cụ thể hơn. Vì phác đồ điều trị ra sao còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, sức khỏe và cơ địa của mỗi người khi mang thai. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc một bôi hay thuốc uống hoặc một vài bài thuốc nam chữa bệnh theo mẹo trong dân gian một cách tùy tiện, vì như vậy sẽ khiến cho sức khỏe của cả người mẹ lẫn thai nhi bị đe dọa. Cách tốt nhất để hạn chế việc phát triển của bệnh là bạn nên giữ cho tâm lý thoải mái không được căng thẳng hay lo lắng quá nhiều, vì như vậy sẽ khiến cho bệnh phát triển và trở nên nặng hơn. Bên cạnh đó, bạn nên lưu ý đến chế độ ăn uống của mình, nên ăn những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như: bưởi, nho khô, mơ mận, ngũ cốc; đồ ăn giàu betacaroten như cà tốt, rau lá xanh, xoài; hoặc thực phẩm giàu omega 3, folat, kẽm. Tránh xa các thực phẩm gây hại như đồ hộp, bia rượu, những món ăn chiên xào...

Việc sử dụng thuốc đông y hay tây để chữa bệnh vảy nến đối với phụ nữ đang mang thai thật sự rất khó để trả lời chính xác. Vì sử dụng thuốc Đông y còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, có thể có tác dụng với người này nhưng lại không có tác dụng với người khác. Còn đối với thuốc tây y thì bạn tuyệt đối tuân thủ theo liều lượng và thời gian sử dụng của bác sĩ để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Để đạt hiệu quả cao trong việc điều trị thì nên kết hợp việc chữa trị bôi ngoài và uống trong. Vì nếu điều trị bệnh vảy nến mà chỉ uống thuốc mà không bôi thì tổn thương da bên ngoài rất khó lành. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai thì khuyến cáo bạn không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc nào hay thực phẩm lạ nếu không thực sự cần thiết.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến thường chứa corticoid chất này có thể thẩm thấu qua da vào thai nhi gây ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, vì thế bạn không nên tự ý sử dụng thuốc trị bệnh. Bệnh có thể biến chứng sang xương khớp nếu bạn không điều trị kịp thời, vì vậy bạn nên thường xuyên thăm khám để kiểm tra tình trạng bệnh của mình.

Chúc bạn và bé luôn khỏe mạnh.
Bệnh vảy nến là một bệnh da liễu mãn tính khá phổ biến, dai dẳng và rất khó để chữa trị bệnh. Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra loại thuốc nào có thể chữa bệnh vảy nến một cách triệt để mà hầu hết đều sử dụng các loại thuốc làm giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến. Vậy bệnh vảy nến dai dẳng và khó trị như vậy thì có nguy hiểm gì không? Cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến nhé

Bệnh vảy nến là gì có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một dạng rối loạn biệt hóa lành tính tế bào thượng bì, các tế bào này phát triển một cách nhanh chóng và không dừng lại, khiến cho các tế bào cũ chưa kịp bong ra hết thì tế bào mới đã phát triển và xếp chồng lên nhau tạo thành một lớp vảy dày, có màu trắng trông giống như sáp nếp trên da, những mảnh vảy này có kích thuóc khôn đồng đều và có thể bong ra và gây ngứa ngáy



Tùy theo mức độ bệnh mà người ta chia thành các thể khác nhau: thể nhẹ, thể trung bình và thế nặng. Nếu bệnh nhân vảy nến có dấu hiệu da bị tổn thương 3-10% thì bệnh ở mức độ trung bình, còn trên 10% thì bệnh ở mức độ nặng. Đối với trường hợp bị bệnh vảy nến ở lòng bàn tay thì mức độ bệnh khá nhẹ chỉ 1%. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác mức độ của bệnh vảy nên nặng hay nhẹ thì phải căn cứ vào chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nhưng điều đáng lưu ý là dù bệnh nhân bị bệnh vảy nến nhẹ ở khu vực nhỏ như lòng bàn tay hay lòng bàn chân thì đều có thế gây ra những tác động nghiêm trọng

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến và cơ chế gây bệnh cũng không rõ ràng. Tuy bệnh không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến tình mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến cho bệnh nhân mất tự tin trong cuộc sống. Khi bước vào giai đoạn đầu của bệnh, trên da sẽ xuất hiện những dấu hiệu như nổi các hồng ban có vảy và khô từng mảng màu trắng, dễ bong tróc. Tùy vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ mà các mảng hồng ban xuất hiện ít hay nhiều. Những vết hồng ban này có thể xuất hiện ở bất kỳ đâu trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là những vị trí như đầu gối, khuỷu tay, chân, lưng và da đầu.

Đối với bệnh vảy nến da đầu thì bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn với các vảy gàu vì hình dạng các vảy của bệnh vảy nến cũng bong tróc giống như vảy gàu. Do đó dẫn đến tình trạng bệnh nhân điều trị và sử dụng không đúng thuốc nên dễ khiến cho bệnh nặng hơn. Một vài biểu hiện đặc trưng dễ nhận biết của bệnh vảy nến da đầu đó là không gây rụng tóc, các mảng trắng vài mm đến vài cm nằm sát trên da đầu xuống tới rìa chân tóc.

Bệnh vảy nến có nguy hiểm không?

Bệnh vảy nến sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của bệnh nhân nhưng lại làm ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ và dẫn đến một vài biến chứng bệnh vảy nến nặng nề. Ngoài các triệu chứng khó chịu ngứa ngáy do bệnh gây ra thì bệnh còn dẫn đến biến chứng viêm khớp, có đến 45% người mắc bệnh vảy nến bị biến chứng thành viêm khớp vảy nến, dẫn đến tình trạng khó khăn và gặp nhiều cản trở trong cuộc sống cũng như trong công việc hàng ngày.



Nếu bệnh nhân mắc phải viêm khớp vảy nến mà không được điều trị kịp thời thì sẽ gây ra một số hệ lụy đáng tiếc cho bệnh nhân như tiểu đường, tim mạch, lupus ban đỏ, béo phì, những bệnh này có thể gây tử vong cho bệnh nhân

Hầu hết các bệnh nhân vảy nến dẫn đến tình trạng viêm khớp vảy nến thường khoảng vài tháng đến nhiều năm. Bệnh nhân thường bị viêm khớp đầu gối, mắt cá chân, khớp xương bàn chân. Bên cạnh đó, sưng khớp là dấu hiệu vảy nến thường gặp và rất tồi tệ vào sáng sớm.

Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh vảy nến là bị tổn thương tại khớp. Hầu hết những bệnh nhân vảy nến thường kèm theo triệu chứng đau khớp. Vảy nến thể khớp là một thể nặng của bệnh vảy nến. Phần lớn bệnh nhân bị khớp vảy nến có dấu hiệu tổn thương ở móng tay.

Bệnh vảy nến có thể gây tổn thương ở các khớp tay, ngón tay, ngón chân gây biến dạng khớp, co quắp khớp làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Bệnh thường tái phát nhiều lần nên bệnh nhân phải sử dụng thuốc trong thời gian dài.

Do đó, bệnh nhân bị vảy nến cần lưu ý khi sử dụng thuốc điều bệnh vảy nến thể khớp kéo dài sẽ gây suy giảm chức năng gan, thận, suy tủy cao. Vì vậy, bệnh nhân nên cẩn trọng trong việc sử dụng một số loại thuốc như dẫn xuất vitamin D3, vitamin A, methotrexat, corticoid... Đặc biệt là những phụ nữ mắc bệnh vảy nến, không nên mang thai vì thuốc có thể gây quái thai rất cao lên đến 99%

Vậy bệnh vảy nến có nguy hiểm không? Bệnh vẩy nến có gây nguy hiểm đặc biệt là khi đã dẫn đến bệnh tiểu đường. Qua nhiều nghiên cứu với bệnh nhân vảy nến, các nhà khoa học cho rằng bệnh nhân bị vảy nến nhẹ có khả năng phát triển bệnh tiểu đường cao hơn 1,5 lần so với người bình thường. Với những người bị bệnh vảy nến nặng thì có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với người không bị. Những người mắc bệnh vảy nến có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nhiều so với người không mắc.

Tóm lại, bệnh vảy nến có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh như viêm khớp, tiểu đường... Chính vì thế, nếu bạn có dấu hiệu của bệnh vảy nến thì đừng chần chừ đến ngay bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu uy tín lâu năm để được chẩn đoán và chữa trị bệnh kịp thời, nhằm tránh gây ra những biến chứng nặng nề.
Chắc hẳn ai cũng sẽ ngạc nhiên khi nghe đến việc chữa trị vảy nến bằng bột nghệ. Nghệ được xem là một loại củ có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Chính vì thế, các nhà nghiên cứu cho rằng bột nghệ được dùng để hỗ trợ chữa bệnh vảy nến rất hiệu quả. Tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách sẽ không đạt được hiệu quả cao. Vậy chữa bệnh vảy nến bằng nghệ như thế nào thì hiệu quả? Mời các bạn theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.


Nghệ là một loại gia vị không mấy xa lạ với nhiều người, ngoài việc chế biến các món ăn ngon thì loại củ này còn được dùng để chữa bệnh đặc biệt là bệnh vảy nến. Trong dân gian, nghệ được biết đến là một vị thuốc lành tính của y học cổ truyền Ấn Độ và Trung Hoa. Nghệ được nhiều người biết đến là một loại cây có đặc tính kháng viêm và chống oxy hóa cao. Hiện nay, nghệ được sử dụng khá rộng rãi trên nhiều quốc gia trên thế giới do những lợi ích to lớn mà loại củ này mang lại cho con người chúng ta

Theo các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, trong củ nghệ có chứa một chất là curcumin, chính vì thế mà nghệ có màu vàng đậm rất dễ nhận biết. Curcumin là một thành phần rất tốt cho sức khỏe của con người và trong củ nghệ có chứa phần lớn dưỡng chất này. Trong y học cổ truyền, nghệ giúp làm lành vết thương nhanh chóng, tái tạo tế bào da. Do đó, nghệ thường được dùng để làm mở các loại sẹo bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị sẹo, giúp phục hồi vết thương và nghệ cũng có thể chữa bệnh vảy nến mà ít người biết

Vảy nến là một loại bệnh ngoài da nằm trong các nhóm bệnh tự miễn, bệnh gây ra những tổn thương trên da và đóng thành từng vảy, nổi mẩn đỏ trông rất mất thẩm mỹ. Tổn thương của bệnh vảy nến là hậu quả của sự tăng sinh quá mức các tế bào trên da.

Công dụng chữa bệnh vảy nến của nghệ ít người biết

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, nghệ được xem là một biện pháp điều trị bệnh vảy nến tại chỗ rất tốt và tiện lợi. Cách chữa trị này sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp với một số phương pháp điều trị truyền thống khác.

Trải qua nhiều nghiên cứu và các nhà khoa học đã thấy rằng nghệ có tác dụng ức chế enzym gây viêm có liên quan đến bệnh vảy nến. Trong các nghiên cứu này, bệnh nhân vảy nến sẽ được các bác sĩ bôi lên vùng da bị bệnh bằng một loại gel được chiết xuất từ củ nghệ, mỗi ngày 2 lần và liên tục trong 9 tuần. Sau đó, kết quả thu được là những vùng da bị bệnh vảy nến của bệnh nhân được cải thiện rõ rệt về kích thuóc, độ dày của tổn thương vảy nến và tình trạng nổi ban đỏ trên da. Cách điều trị vảy nến này đáp ứng việc chữa trị khá tốt. Tuy nhiên có một số trường gặp các tác dụng phụ nhỏ như khô da và cảm giác hơi nóng rát trên da, nhưng đến nay nhiều người vẫn chưa xác định được tác dụng phụ này do nghệ hay thành phần trong gel bôi gây ra.

Đối với trường hợp mắc bệnh vảy nến ở mức độ từ trung bình đến nặng khi sử dụng chiết xuất curcumin trong nghệ và quang liệu pháp sẽ làm giảm hẳn các triệu chứng của bệnh vảy nến. Theo thống kê những người sử dụng cách này đều không mắc bất kỳ một tác dụng phụ nào. Chính vì thế, việc sử dụng liệu pháp điều trị kết hợp an toàn hơn so với các phương pháp chữa vảy nến riêng lẻ.

Một vài tác dụng phụ khi dùng nghệ chữa bệnh vảy nến

Dù được xem là một vị thuốc khá an toàn khi dùng để chữa bệnh vảy nến nhưng nghệ vẫn có một vài tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, gây các phản ứng dị ứng da, sử dụng tại chỗ có thể gây kích ứng da và có cảm giảm nóng rát, khô da. Nếu bệnh nhân vảy nến sử dụng nghệ với liều lượng cao trong thời gian dài thì nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khá cao.

Một số lưu ý khi sử dụng nghệ

Nghệ không phải là sự lựa chọn an toàn cho tất cả mọi người, không nên sử dụng nghệ trong các trường hợp sau:

- Phụ nữ đang mang thai hay cho con bú thì không nên sử nghệ, vì loại củ này có thể thúc đầy kỳ kinh, kích thích tử cung, gây chảy máu âm đạo thậm chí là xảy thai, rất nguy hiểm.

- Đối với những người đang mắc bệnh về mật không nên sử dụng nghệ vì có thể làm cho bệnh nặng hơn

- Đối với những người mắc bệnh tiểu đường khi sử dụng nghệ có thể làm hạ đường huyết

- Nghệ có thể tương tác và làm giảm hiệu quả với một số thuốc điều trị như: thuốc chống đông máu, thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thuốc làm giảm acid, nếu bệnh nhân mới phẫu thuật chưa được 2 tuần thì không nên sử dụng nghệ.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng nghệ



Nghệ có thể dùng được với nhiều dạng bào chế khác nhau. Để tiện lợi sử dụng nghệ thì bạn có thể mua viên uống có tinh chất nghệ, bạn có thể mua ở bất kì hiệu thuốc nào. Bạn cũng có thể thêm bột nghệ vào các loại nước trái cây để dùng chung. Hạt tiêu đen cũng làm tăng khả năng hấp thu tính chất nghệ của cơ thể.

Để đạt mức an toàn tối đa khi sử dụng nghệ thì mỗi ngày bạn chỉ nên sử dụng từ 1,5g đến 3g. Tuy nhiên, hàm lượng nghệ bổ sung trong một số loại thức ăn có thể chữa đủ đẻ làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh vảy nến gây ra. Sau đây là cách chữa bệnh vảy nến mà bệnh nhân có thể làm theo:

Đầu tiên sử dụng khoảng nửa muỗng cà phê bột nghệ cho vào bát và thêm nước từ từ khuấy đều đến khi tạo thành một hỗn hợp bột nhão. Sử dụng hỗn hợp này bằng cách bôi một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh vảy nến. Sau đó, dùng băng hay gạc sạch để băng lại giữ trong vài giờ đồng hồ hoặc để qua đêm. Cuối cùng gỡ bằng gạc ra và rửa sạch da bằng nước ấm và lấy khăn mềm lâu khô


Tác dụng của nghệ trong việc chữa trị bệnh vảy nến đang được các nhà khoa học nghiên cứu thêm, nhằm tìm ra biện pháp tốt nhất để chữa bệnh. Tùy vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của người bệnh mà sử dụng liều lượng nghệ cho phù hợp. Tuy nhiên, bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ chuyên khoa da liễu trước khi quyết định sử dụng nghệ để chữa bệnh vảy nến.
Hiện nay, có nhiều cách để chữa bệnh vảy nến như sử dụng bài thuốc đông y, thuốc tây y. Nếu bạn đã sử dụng nhiều cách mà bệnh vẫn không khỏi thì hãy tham khảo cách chữa bệnh vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà này, tuy ít người biết đến nhưng hiệu quả cũng không kém những bài thuốc khác. Vậy nên sử dụng lòng đỏ trứng gà như thế nào để đạt hiệu quả cao trong việc chữa trị? Cùng blog chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé

Công dụng của lòng đỏ trứng gà với bệnh vảy nến


Trứng gà là một trong các thực phẩm quá quen thuộc với mỗi người chúng ta, được nhiều người sử dụng trong các bữa ăn hàng ngày. Thường được chế biến thành các món ăn như xào, luộc, chiên... Trong trứng gà có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể chúng ta như protein, các loại vitamin và chất khoáng như photpho, canxi...

Bệnh nhân bị bệnh vảy nến rất thiếu hụt protein nên trứng gà là một loại thực phẩm rất tốt cho người bệnh vì nó chứa lượng lớn protein. Không chỉ bệnh vảy nến mà các bệnh về da khác cũng cần phải bổ sung nhiều protein, giúp cung cấp dưỡng chất và giúp da hồi phục nhanh hơn.

Ngoài ra, vitamin D có trong trứng gà có tác dụng ngăn chặn và làm giảm đáng kể triệu chứng của bệnh vảy nến. Bên cạnh đó, vitamin D có trong ánh nắng mặt trời vào mỗi buổi sáng sớm rất tốt cho sự phả triển của hệ xương khớp.


Cách chữa bệnh vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà


Cách làm cũng khá đơn giản, sử dụng trứng gà mới đẻ là tốt nhất, tách lấy lòng đỏ của trứng và để riêng ra bát nhỏ. Sau khi tách xong, cho lòng đỏ trứng gà vào một các nồi nhỏ và đun đến khi thành than, tiếp tục đun với lửa nhỏ để tạo thành dung dịch sệt sệt. Cho dung dịch ra một chén nhỏ và để nguội, vệ sinh sạch sẽ rồi bôi lên vùng da bị vảy nến và giữ trên da khoảng 15 đến 20 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước đun sôi để nguội và dùng một chiếc khăn sạch để lau khô.

Bạn chỉ cần kiên trì thực hiện cách chữa bệnh vảy nến này liên tục mỗi ngày trong thời gian khoảng 1 đến 2 tuần sẽ cho ra kết quả. Đây là một trong những biện pháp hỗ trợ chữa bệnh vảy nến được nhiều người tin dùng và cũng được nhiều bác sĩ khuyên dùng để chữa bệnh hiệu quả hơn.

Những điều cần lưu ý

Trước khi thực hiện các bước làm bệnh nhân vảy nến nên đảm bảo vệ sinh sạch sẽ những đồ dùng, nhằm tránh hiện tượng nhiễm trùng xảy ra.

Cách chữa bệnh vảy nến bằng lòng đỏ trứng gà nên dùng kết hợp với những biện pháp chữa bệnh khác. Ngoài ra, nếu bạn có dấu hiệu của bệnh vảy nến thì việc trước tiên là đến bệnh viện hoặc phòng khám uy tính để được chẩn đoán và điều trị một cách tốt nhất, sau đó mới sử dụng kết hợp với cách chữa bệnh vảy nến trên.

Bệnh vảy nến là một bệnh ngoài da mãn tính, nên việc sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa bệnh sẽ rất an toàn trong thời gian dài nhưng nhược điểm của nó là hiệu quả không cao bằng các loại thuốc khác. Chính vì thế, bạn nên đồng thời vừa sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và sử dụng cách chữa bệnh trên để giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Chúc bạn mau khỏi bệnh.
Bệnh viêm da dị ứng là một trong các bệnh ngoài da thường gặp nhất hiện nay. Viêm da dị ứng có tên khoa học là Atopic Dermatitis thường gặp ở trẻ em nhiều hơn người lớn, vì vậy khiến nhiều bậc phụ huynh phải lo lắng. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất dễ mắc bệnh viêm da dị ứng và sẽ kéo dài đến khi trường thành, người lớn khả năng bị mắc phải ít hơn so với trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh viêm da dị ứng trên da sẽ xuất hiện dấu hiệu da khô, dễ bong tróc, có cảm giác như bị châm chích khiến cho người bệnh vô cùng khó chịu. Chính vì thế, cần phải hiểu rõ về bệnh để có cách xử lý đúng đắn và chữa trị bệnh sớm nhất có thể.




Nguyên nhân gây viêm da dị ứng

- Do yếu tố di truyền: Có thể nói bệnh viêm da dị ứng có liên quan đến bệnh hen suyễn và dị ứng. Nếu bố hoặc mẹ mắc phải bệnh này thì con cái của họ cũng sẽ mắc bệnh, nếu cả bố và mẹ đều bị mắc phải thì nguy cơ con mắc bệnh sẽ là rất cao. Ngoài ra, còn một số bệnh ngoài da khác cũng liên quan đến yếu tố di truyền như bệnh vảy nến, bệnh vảy các bẩm sinh

- Do hệ miễn dịch bên trong cơ thể bị rối loạn cũng là nguyên nhân gây ra bệnh viêm da dị ứng

- Do yếu tố môi trường: Nguyên nhân này chiếm tỉ lệ khá cao người mắc bệnh viêm da dị ứng. Do môi trường xung quanh bị ô nhiễm như nhiều khói bụi, các chất độc hại, chất hóa học, nhiệt độ môi trường thay đổi thất thường quá nóng hoặc quá lạnh. Hoặc do người bệnh ăn phải một số thức ăn dễ gây dị ứng, từ đó phát sinh bệnh viêm da dị ứng

- Do độ tuổi khi sinh con: Những người mẹ có độ tuổi càng cao thì nguy cơ sinh con ra mắc bệnh viêm da dị ứng cao hơn bình thường.

- Ngoài ra người bệnh viêm da dị ứng cũng nên tránh những yếu tố sau đây để tránh làm cho bệnh nặng hơn: tắm nước quá nóng hoặc tắm vòi sen dài, căng thẳng thần kinh, dung môi chất tẩy rửa, lông cừu, vải nhân tạo, cát bụi, khói thuốc và một số loại thực phẩm khác.

Dấu hiệu của bệnh viêm da dị ứng

- Khi người lớn bị viêm da dị ứng sẽ xuất hiện dấu hiệu khô da, da bị đóng vảy, rất dễ bong tróc và ngứa ngáy liên tục ở vùng da bị bệnh, triệu chứng ngứa ngáy xảy ra nhiều hơn ở ban đêm

- Khi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị viêm da dị ứng sẽ xuất hiện dấu hiệu trên da như phát ban gây ngứa ngáy khó chịu, khô da, đóng vảy, sau đó vùng da bị tổn thương sẽ dễ bị nhiểm trùng và chảy nước.

- Ngoài ra, khi bệnh nhân mắc bệnh viêm da dị ứng có thể có biểu hiện xanh tím quanh miệng, tăng chỉ số tay, nguy cơ da bị nhiễm khuẩn tăng cao, tăng huyết thanh IgE. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn kèm theo một vài hiện tượng khác như thiếu ngủ, căng thẳng thần kinh...

- Bệnh viêm da dị ứng có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, nhưng đối với trẻ sơ sinh thường mắc bệnh ở má, mặt, da đầu, đầu gối, đối với trẻ từ 2 tuổi đến dậy thì bệnh sẽ xuất hiện ở các nếp gấp như khuỷu tay, vùng cổ, mắt cá chân, cổ tay, các nếp gấp vùng mông và chân. Đối với người lớn khi mắc bệnh viêm da dị ứng thường xuất hiện ở vùng cổ, ngực, vai, phía trong khuỷu tay, phía sau đầu gối, tay, chân, da mặt, da đầu.


Cách chữa trị viêm da dị ứng

Chữa trị viêm da dị ứng bằng thuốc đông y

Trước tiên để điều trị bệnh viêm da dị ứng hiệu quả thì cần xác định nguyên nhân gây ra bệnh và tránh xa nó. Sau đó, xem xét bệnh tình và dựa theo mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc trị bệnh như thuốc giảm đau, kháng viêm... Đối với bệnh nhân bị nặng thì sẽ được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin để giảm viêm và dứt cơn ngứa hiệu quả. Tuy nhiên, các loại thuốc Tây y bôi ngoài da này thường chứa chất corticoid có thể gây nhiều tác dụng phụ như teo da, viêm da, sẹo. Vì vậy, trước khi sử dụng thuốc bạn nên hỏi qua bác sĩ và tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc.

Chữa trị viêm da dị ứng bằng thuốc đông y

Sử dụng các loại thuốc Đông y chữa bệnh viêm da dị ứng rất an toàn và không có tác dụng phụ, nên có thể dùng để chữa bệnh lâu dài. Chính vì thế, nhiều người mắc bệnh da liễu nói chung và bệnh viêm da dị ứng nói riêng lựa chọn bài thuốc Đông y để chữa bệnh viêm da dị ứng. Để đạt hiệu quả cao thì người bệnh nên điều trị cả bên trong lẫn bên ngoài bằng thuốc uống trong và bôi ngoài

Thuốc bôi ngoài: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc được triết xuất từ thảo dược như nghệ vàng, trầu không... Các loại thuốc này sẽ giúp làm khô da, sát trùng, tiêu viêm, tái tạo làn da mới, vì vậy khi khỏi bệnh sẽ không phải lo lắng về vấn đề mất thẩm mỹ do bệnh gây ra

Thuốc uống: Bệnh nhân có thể sử dụng các bai thuốc dược liệu như tang diệp, hoắc hương, phật đà... và một số vị thuốc khác. Những bài thuốc này có tác dụng rất tốt cho người bệnh giúp giải độc gan, thận, tiêu viêm ngay tại vùng bệnh, tăng sức đề kháng, chế ngự dị ứng dưới da hiệu quả.

Cách phòng bệnh viêm da dị ứng

Để phòng ngừa bệnh tái phát và giúp việc chữa trị thêm hiệu quả thì bệnh nhân nên tuân thủ một số điều sau đây:

Hạn chế tiếp xúc với cac hóa chất độc hại, nếu bắt bược phải làm thì nên mang găng tay và một số dụng cụ bảo hộ. Điều này giúp bạn tránh được bệnh viêm da tiếp xúc. Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn cho mình các loại thảo dược dùng để tắm thay vì sử dụng các loại dầu gội, xà phòng thường ngày

Nếu thời tiết trở nên lạnh và khô hanh thì bệnh nhân nên tránh tiếp xúc với nước lạnh, không nên để cơ thể bị lạnh đột ngột, làm như vậy sẽ giảm được nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng ở mặt và một số bộ phận khác trên cơ thể.

Khi bị bệnh viêm da dị ứng không nên sử dụng mỹ phẩm vì chúng chứa nhiều chất gây kích ứng cho da và khiến da dễ bị dị ứng.

Bệnh nhân tránh xa các thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà... Nếu bệnh nhân bị vảy nến hoặc ngứa da thì cũng không nên sử dụng các loại thực phẩm gây phản ứng da này.

Xem thêm cách điều trị viêm da dị ứng: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-viem-da-di-ung-va-bai-thuoc-bi-truyen-thoi-bay-trieu-chung-c683a1016316.html
Cách chữa viêm da dầu ở mặt bằng nguyên liệu dễ tìm đó là mật ong và dầu dừa. Hai nguyên liệu này khá quen thuộc với chúng ta và rất dễ bắt gặp ở bất cứ đâu. Cách chữa bệnh viêm da dầu từ hai nguyên liệu này khá đơn giản và an toàn, không có tác dụng phụ nên bệnh nhân có thể yên tâm mà sử dụng. Khi sử dụng cách điều trị này bệnh nhân sẽ giảm hẳn các triệu chứng khó chịu do bệnh viêm da dầu ở mặt gây ra. Cùng blog chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn cách chữa bệnh này nhé.

Những tác dụng thần kì của mật ong và dầu dừa



Mật ong và dầu dừa là hai nguyên liệu từ thiên nhiên được nhiều chị em phụ nữ sử dụng để phục vụ nhu cầu làm đẹp. Trong dầu dừa có chứa một lượng lớn vitamin E giúp dưỡng ẩm da rất tốt, hơn hẳn các loại thực phẩm làm đẹp khác. Không những thế, dầu dừa còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm rất tốt do nó có chứa nhiều acid và enzim. Mật ong được xem là một nguyên liệu kháng sinh tự nhiên có công dụng chống nấm, kháng viêm rất hiệu quả và cung cấp dưỡng chất cần thiết cho da, giúp da phục hồi nhanh chóng. Chính vì thế, hai nguyên liệu này không thể thiếu trong việc điều trị viêm da dầu ở mặt vừa an toàn lại vừa hiệu quả cao. Tuy nhiên, bạn nên lựa chọn mật ong và dầu dừa nguyên chất để đảm bảo chất lượng và an toàn tránh làm vùng da bị bệnh viêm da dầu bị tổn thương.

Cách chữa viêm da dầu ở mặt bằng mật ong và dầu dừa

Cách sử dụng mật ong điều trị viêm da dầu ở mặt



Bạn sử dụng một lượng mật ong nguyên chất vừa đủ đem đun nóng khoảng 40 độ C. Bạn nên lưu ý, nên đun vừa phải ở nhiệt độ này, nếu đun nóng quá mức sẽ làm mất tác dụng của mật ong và việc chữa trị không còn hiệu quả. Sau khi đun xong, bạn đem mật ong pha chung với nước lọc theo tỉ lệ 10% nước và 90% mật ong. Rửa mặt sạch rồi dùng hỗn hợp đó bôi lên vùng da bị viêm da dầu ở mặt, sau đó dùng tay nhẹ nhạng massage để mật ong thẩm thấm vào sâu bên trong da, nằm thư giãn và giữ hỗn hợp trên mặt trong 3 tiếng đồng hồ, sau đó rửa mặt lại với nước ấm. Thực hiện biện pháp chữa viêm da dầu bằng mật ong này đều đặn 2 ngày 1 lần, liên tục trong một tháng sẽ cho ra kết quả.

Lưu ý: Khi sử dụng mật ong người bệnh nên bôi với lượng vừa phải không quá nhiều và không nên để mật ong quá trên mặt quá lâu, vì như vậy sẽ rất dễ gây ngứa và dị ứng da.


Cách sử dụng dầu dừa điều trị viêm da dầu ở mặt



Với cách này, bạn có thể sử dụng dầu dừa để bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh viêm da dầu ở mặt vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, để như vậy ngủ qua đêm, đến sang hôm sau rửa mặt lại bằng nước ấm. Thực hiện cách chữa trị này liên tục trong vòng 1 tháng sẽ có kết quả. Dầu dữa sẽ giúp dưỡng ẩm da rất tốt và hỗ trợ mật ong phát huy hết công dụng chữa bệnh. Không chỉ riêng bệnh viêm da dầu, dầu dừa còn có tác dụng chữa bệnh vảy nến, bệnh chàm ở trẻ em.

Chú ý: Trước khi sử dụng dầu dừa để điều trị bệnh viêm da dầu ở mặt thì bạn nên vệ sinh sạch sẽ và lâu khô bằng khăn mềm

Trên đây là hai cách chữa bệnh viêm da dầu ở mặt bằng nguyên liệu vô cùng quen thuộc và dễ tìm. Những cách này rất đơn giản và không tốn nhiều chi phí, mức độ an toàn cao. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện liên tục cách điều trị bệnh viêm da dầu này trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả cao, ít nhất là một tháng. Sau đó, bạn nên đến phòng khám da liễu uy tín để được khám lại.

Phong ngứa là một bệnh thường gặp ở những người có cơ địa dị ứng thường xảy ra mỗi khi thời tiết thay đổi. Tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa mỗi khi bệnh tái phát làm cho bệnh nhân vô cùng khó chịu và ngứa ngáy. Ngoài tác nhân do thời tiết thì thực phẩm sử dụng hàng ngày cũng là một yếu tố hết sức quan trọng trong việc phòng và điều trị bệnh phong ngứa . Người bị phong ngứa không nên ăn gì và nên ăn gì là một trong những chủ đề mà người bệnh khá quan tâm. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vấn đề này


Bị bệnh phong ngứa không nên ăn gì?

Người bị phong ngứa không nên ăn nhiều thực phẩm có nhiều đạm như tôm, cua, mực, hải sản, trứng, hạnh nhân ... Những thực phẩm nhiều đạm này khá tốt cho sức khỏe, tuy nhiên không phải ai ăn những loại thực phẩn nhiều đạm cũng đều tốt. đặc biệt những người bị bệnh phong ngứa khi ăn những thực phẩm nhiều đạm rất dễ gây ngứa và nổi mề đay

Người bệnh phong ngứa không nên ăn những thực phẩm chế biến sẵn như bánh mỳ, xúc xích, lạp xưởng, các loại đồ hộp như thịt hộp, cá hộp... những món ăn này người bị phong ngứa tuyệt đối không nên ăn
Gia vị: Đường, muối, bột ngọt chính là những gia vị làm cho cuộc sống trở nên ngọt ngào hơn. Tuy nhiên, khi bị phong ngứa bạn nên giảm dùng các loại gia vị này, vì nó không tốt cho sức khỏe mà làm cho bệnh của bạn thêm nặng hơn.

Các loại thực phẩm giàu protein : Người bệnh phong ngứa cũng nên hạn chế các loại thực phẩm giàu protein vì các loại thực phẩm này có thể kích thích dị ứng nổi mẩn ngứa

Các loại thực phẩm đồ uống có chứa chất kích thích : Những người bị bệnh phong ngứa hạn chế hoặc không nên sử dụng các loại đồ uống có chứa cồn và các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê các loại nước ngọt có gas...

Viêm da dị ứng là một hiện tượng da bị viêm với các triệu chứng gây khó chịu và ngứa ngáy, làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Khi bị bệnh viêm da dị ứng, trên da sẽ xuất hiện dấu hiệu sưng đỏ, rỉ nước và đóng vảy, da thô ráp và ngứa ngáy, thường xuất hiện ở mặt và thậm chí là toàn thân thể, khiến cho bệnh nhân mất tự tin khi giao tiếp với người khác. Chính vì thế, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này. Sau đây là một số cách điều trị bệnh viêm da dị ứng ở mặt và toàn thân mà bệnh nhân nên sử dụng.

Cách chữa trị bệnh viêm da dị ứng ở mặt và toàn thân hiệu quả

Dùng khổ qua trị viêm da dị ứng


Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại rau quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe của người bệnh viêm da dị ứng như kháng viêm, dưỡng da trị mụn. Vì vậy, khổ qua được dùng như một cách điều trị viêm da dị ứng hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua. Trong khổ qua có chứa nhiều vitamin B, C giúp dưỡng ẩm da và ngăn nừa tình trạng viêm da rất tốt.

Cách sử dụng khổ qua trị viêm da dị ứng cũng khá đơn giản. Sử dụng một quả khổ quả đem rửa sạch, cắt nhỏ rồi đem xay nhuyễn, sau đó cho vào một lượng mật ong vừa đủ để tạo thành hỗn hợp sền sệt, sau đó cho vào ngăn mát của tủ lạnh để sử dụng dần. Rửa mặt thật sạch rồi dùng hỗn hợp này đắp lên da, để trong 15 phút rồi rửa mặt lại bằng nước sạch. Nếu bạn bị viêm da dị ứng toàn thân thì cũng nên sử dụng cách này để đắp lên những vùng da bị bệnh. Chỉ cần kiên trì thực hiện liên tục trong 2 tuần sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh

Mặt nạ bơ và dâu tây trị viêm da dị ứng

Bơ và dâu tây là hai nguyên liệu quen thuộc với nhiều người và chứa nhiều dưỡng chất rất tốt cho da. Trong bơ có chứa nhiều vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm da và cung cấp một số dưỡng chất cần thiết giúp cho da mềm mại, mịn màng và phục hồi làn da nhanh chóng. Bên cạnh đó, dâu tây chứa nhiều vitamin C giúp làm sạch làn da, ngăn ngừa viêm da, chống láo hóa da rất tốt. Chính vì thế, sự kết hợp của hai nguyên liệu này là cách trị viêm da dị ứng hiệu quả mà bạn nên áp dụng

Cách làm mặt nạ bơ và dâu tây trị dị ứng da như sau: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hai nguyên liệu bơ và dâu tây với lượng vừa đủ. Xay nhuyễn bơ và dâu tây rồi trộn đều hai nguyên liệu này với nhau. Rửa mặt thật sạch rồi sử dụng hỗn hợp này thoa lên da, thư giãn trong 15 phút sau đó rửa mặt lại bằng nước ấm. Bạn nên áp dụng việc này 2 hoặc 3 lần mỗi tuần, trong thời gian ngắn sẽ giúp cản thiện làn da bị dị ứng một cách rõ rệt, không những thế làn da của bạn sẽ sáng và mịn màng hơn trước.

Mặt nạ dâu tây và sữa chua chữa trị viêm da dị ứng



Để sử dụng mặt nạ dâu tây và hiệu quả bạn làm như sau: sử dụng một quả dâu tây đã được nghiền nát, cho vào bát nhỏ và trộn với một lượng sữa chua không đường vừa đủ, và một ít mật ong tạo thành hỗn hợp. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên mặt và những vùng da bị viêm da dị ứng, giữ nguyên hỗn hợp này trên da trong 20 phút, sau đó rửa lại bằng nước ấm. Lưu ý, trước khi sử dụng hỗn hợp này bạn nên vệ sinh thật sạch da mặt và vùng da bị viêm da dị ứng. Những tinh chất của ba nguyên liệu mật ong, sữa chua, dâu tây sẽ giúp da bạn loại bỏ các yếu tố gây hại trên da, giảm viêm da và làm ẩm da rất tốt. Bạn chỉ việc kiên trì sử dụng 2 hoặc 3 lần trong một tuần là sẽ đạt được kết quả cao

Điều trị viêm da dị ứng bằng mật ong và dầu dừa



Mật ong và dầu dừa được xem là hai nguyên liệu cực tốt đối với làn da, giúp dưỡng da chăm sóc da và chữa trị các vấn đề về da, viêm da dị ứng, chống lão hóa da, giúp làn da luôn luôn trắng mịn. Bởi vì, trong mật ong và dầu dứa có chứa nhiều axit amin, mật ong còn là chất kháng sinh tự nhiên giúp chống viêm rất tốt. Vì vậy, với những ai đang bị viêm da dị ứng ở mặt hay toàn thân thì nên sử dụng hai nguyên liệu này để trị bệnh. Cách sử dụng của hai nguyên liệu này như sau:

- Sử dụng dầu dừa: Với nguyên liệu này cách đơn giản nhất để trị viêm da dị ứng là bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ, giữ nguyên và để qua đêm, đến sáng hôm sau thì bạn rửa sạch lại. Thực hiện cách chữa trị này mỗi hàng trong vòng 1 tháng sẽ cho kết quả

- Sử dụng mật ong: Với nguyên liệu này để đạt hiệu quả cao nhất bạn nên sử dụng mật ong nguyên chất đun nóng lên ở nhiệt độ khoảng 40 độ C, rồi pha với nước theo tỷ lệ 9:1. Trộn đều lên và sử dụng hỗn hợp này bôi lên mặt và vùng da bị bệnh viêm da dị ứng, đồng thời kết hợp massage nhẹ nhàng để dung dịch thấm sâu vào bên trong da. Để yên trong 3 tiếng đồng hồ rồi rửa lại bằng nước ấm. Với cách chữa trị này bạn nên áp dụng 2 lần mỗi tuần để giúp da không bị khô, giảm ngứa và viêm rất tốt.


Đó là những cách chữa trị viêm da dị ứng mà bệnh nhân không nên bỏ qua. Tuy nhiên, nếu sử dụng những cách trên trong thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên ngừng sử dụng, và đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị một cách hợp lý nhất, không nên để lâu vì có thể sẽ khiến cho bệnh trở nên tồi tệ hơn.

Tham khảo thêm cách điều trị viêm da dị ứng tại: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/benh-viem-da-di-ung-va-bai-thuoc-bi-truyen-thoi-bay-trieu-chung-c683a1016316.html
Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không? đây là câu hỏi thường đặt ra của các bệnh nhân khi mắc phải căn bệnh ngoài da này. Viêm da tiếp xúc là một thể viêm da với các triệu chứng gây khó chịu và đau rát, trên da xất hiện nhiều mảng đó với nhiều mụn mủ, mụn nước ở bất kì một vùng nào có thể cơ thể chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn căn bệnh này có khả năng lây lan không mời các bạn xem qua bài viết sau

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Biểu hiện của viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc hay được gọi với một cái tên khác là chàm tiếp xúc, bệnh xảy ra do cơ địa của người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng và làm tổn thương da gây nên tình trạng viêm nhiễm. Tùy theo cơ địa của mỗi người yếu hay mạnh cũng như các tác nhân gây bệnh mà mức độ của bệnh nặng nhẹ khác nhau.

Khi bệnh nhân tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì sau khoảng 5 đến 7 ngày thì bệnh mới xuất hiện dấu hiệu trên da. Hầu hết bệnh nhân viêm da tiếp xúc đều do các tác nhân bên ngoài gây ra, vì vậy rất khó để điều trị triệt để, khi có điều kiện thuận lợi thì bệnh có thể sẽ tái phát trở lại mặc dù đã được chữa trị trước đó.

Khi bị viêm da tiếp xúc ở mặt sẽ có những dấu hiệu gây không ít khó khăn cho người bệnh và chủ yếu đó là dấu hiệu ngứa phát ban, mẩn đỏ, gây lở loét, viêm mủ nghiêm trọng nếu như không được điều trị kịp thời

Đối với những người có cơ địa da dễ bị phản ứng và khi tiếp xúc với các chất dễ gây dị ứng như các chất tẩy rửa, quần áo bẩn, môi trường xung quanh bị ô nhiễm... thì sẽ nhanh chóng xuất hiện các dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc như ngứa ngáy, da bị tổn thương, bị sưng viêm mủ. Nếu những vùng da này có dấu hiệu lây lan sang vùng da lành khác thì bạn không nên chần chừ mà hãy đến ngay gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm lâu năm để được điều trị chính xác, phòng tránh bệnh gây ra các tổn thương ngoài ý muốn. Ngoài ra, còn giúp bạn tránh khỏi các biến chứng gây sẹo vĩnh viễn trên da, ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý của người bệnh


Vậy bệnh viêm da tiếp xúc có lây không?

Đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chính xác những nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên, nguyên nhân khiến nhiều người bệnh mắc phải và khó có thể tránh khỏi đó là do yếu tố di truyền. Vì thế, nếu trong gia đình bạn cha hoặc mẹ có cơ địa dễ bị dị ứng và mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn thì có đến 50% khả năng là bạn cũng sẽ bị bệnh ngoài da. Nếu cả cha và mẹ đều mắc bệnh viêm da tiếp xúc mặc dù đã được chữa khỏi thì bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh lên đến 80%.

Ngoài ra, còn có một số yếu tố bên ngoài làm tăng nguy cơ mắc bệnh và khiến cho bệnh ngày càng nặng hơn đó là môi trường bị ô nhiễm(ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước...), tiếp xúc với len dạ hay các chất gây dị ứng như các loại hóa chất, chất kích ứng... Không những thế, sự thay đổi nhiệt độ  đột ngột và chà xát hay gãi ngứa vùng da bị bệnh quá nhiều dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Bệnh viêm da tiếp xúc có lây không thì theo nhiều bác sĩ cho rằng: bệnh không thể lây từ người bệnh sang người bình thường. Đây là một bệnh ngoài da liên quan đến cơ địa mỗi người, vì vậy với người có cơ địa dễ bị dị ứng và có sức đề kháng yếu thì khả năng mắc bệnh rất cao. Bệnh được nhiều người chứng minh rằng không hề có hiện tượng lây nhiễm từ người này sang người khác khi giao tiếp hay đụng chạm với người bệnh, vì vậy bạn có thể sống chung với người bệnh viêm da tiếp xúc một cách tự nhiên mà không hề lo lắng.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng cho biết, bệnh viêm da tiếp xúc tuy không lây lan sang người khác nhưng lại rất dễ kéo theo một số bệnh nhiễm trùng ngoài da khác do bệnh nhân bị viêm nhiễm khi gãi quá nhiều. Vì vậy, bạn nên chú ý giữ gìn vệ sinh toàn thân một cách kỹ càng và sạch sẽ, chú ý dưỡng ẩm cho da thường xuyên, uống thuốc và bôi thuốc điều trị viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa đều đặn, tránh xa các tác nhân gây bệnh ngoài da, tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu, như vậy sẽ làm cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm.

Tóm lại, bệnh viêm da tiếp xúc không có khả năng lây lan từ người bệnh sang người bình thường. Cho nên, nếu có người thân hoặc bạn bè mắc bệnh ngoài da này thì bạn không nên xa lánh họ, thay vào đó bạn nên động viên và an ủi họ giúp họ có tinh thần vượt qua được căn bệnh này.
>> Xem thêm : Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không
Khi phụ nữ mang thai sẽ xảy ra nhiều biến đổi bên trong cơ thể, đặc biệt là sự thay đổi của làn da. Đối với những người có tiền sử đã từng mắc bệnh ngoài da, khi mang thai có nguy cơ cao mắc bệnh tổ đỉa hơn người bình thường. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên xem thường vì khi mang thai có khả năng cao bị mắc các bệnh ngoài da, trong đó có bệnh tổ đỉa. Vậy khi mang thai bị bệnh tổ đỉa nên làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Cùng tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa khi mang thai

Các nhà nghiên cứu cho rằng, bệnh tổ đỉa xuất hiện khi mang thai là do sự thay đổi về hệ miễn dịch, chuyển hóa của mạch máu và nội tiết bên trong cơ thể. Đối với những người có cơ địa dễ bị dị ứng thì khả năng mắc bệnh là khá cao, mặc dù chỉ một chút thay đổi của thời tiết cũng sẽ bị ảnh hưởng.



Trường hợp đã từng bị bệnh tổ đỉa trước mặc dù đã chữa khỏi nhưng khi mang thai sẽ có nguy cơ cao mắc lại bệnh tổ đỉa. Không những thế, những chị em khi mang thai thường có những thay đổi bất thường về tâm lý nên rất dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng thần kinh, trầm cảm, hệ miễn dịch bị suy yếu, từ đó tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Những vùng da bị bệnh tổ đỉa ở các mẹ bầu khi mang thai không chỉ xuất hiện ở những vị trí thường thấy như lòng bàn tay, bàn chân hay các kẽ ngón tay, mà còn xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau. Điển hình như một bệnh nhân mắc bệnh tổ đỉa khi mang thai là chị T.N cho biết:" Khi bước vào giai đoạn tháng 4 của thai kỳ là tôi cảm thấy làn da khắp người của mình bị khô hơn so với lúc trước, những vết rạn trên bụng bắt đầu xuất hiện là điều bình thường, tuy nhiên bắp chân tôi nổi nhiều mụn nước và ngứa ngáy rất khó chịu. Khoảng 1 tuần sau, những nốt mụn này vỡ ra và để lại một lớp da sần sùi, mang thai nhan sắc đã đi xuống trầm trọng mà còn thêm căn bệnh này khiến tôi mất hẳn sự tự tin, làm tôi chẳng dám mặc váy khi đi làm nữa." Tình trạng này không chỉ gặp ở chị T.N mà nhiều người cũng có khả năng bị bệnh tổ đỉa khi mang thai. Vậy lúc này nên làm gì?

>> Xem thêm : Bệnh tổ đỉa có lây không?

Cách điều trị bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai an toàn và hiệu quả


Đối với các chị em phụ nữ khi mang thai, việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh hay bất kì loại thuốc này đều là điều không nên. Tuy nhiên, không vì vậy mà bạn bỏ qua và để cho bệnh phát tán liên tục. Một vài cách trị bệnh tổ đỉa ở phụ nữ mang thai được các chuyên gia gợi ý:

- Khi bị bệnh tổ đỉa, bạn có thể sử dụng một số bài thuốc từ dân gian để chữa trị như lá đào, lá trầu không hay bất cứ loại thảo dược nào. Chỉ cần sử dụng các loại lá này đun với nước rồi ngâm vùng da bị bệnh tổ đỉa vào, giúp cải thiện bệnh đáng kể, đặc biệt là các triệu chứng khó chịu ngứa ngáy của bệnh.

- Nếu bạn khó khăn trong việc sử dụng bài thuốc dân gian trên thì bạn có thể dùng các loại thuốc bôi sắn có nguồn gốc từ các loại dược lành tính, nhưng hãy mua ở các cơ sở uy tín và lâu năm để đảm bảo chất lượng của thuốc.

- Các mẹ nên tránh làm công việc nhà như lau nhà, rửa bát, giặt đồ... nhằm tránh tiếp xúc với các hóa chất gây bệnh như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt... Nếu bắt buộc phải làm thì bạn nên đeo găng tay và khẩu trang khi làm việc

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất, giúp tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả không riêng gì bệnh tổ đỉa

- Đối với trường hợp bệnh không khỏi hoặc tái phát nhiều lần thì hãy đến thăm khám da liễu


Đó là những điều cần thiết đối với các mẹ bầu khi mắc phải bệnh tổ đỉa. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu của bệnh tổ đỉa thì các mẹ nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu hoặc đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị một cách hiệu quả. Không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc tây y khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Bệnh tổ đỉa là một dạng viêm da dị ứng thường gặp ở nhiều người, và thường xuất hiện ở lòng bàn tay, kẽ bàn tay bàn chân. Dấu hiệu đặc trưng của căn bệnh này là nổi nhiều mụn nước, gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh, không những thế còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh do những nốt mụn nước này trông rất mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, càng gãi nhiều thì lại càng đau đớn và khiến cho bệnh trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, khi mắc bệnh tổ đỉa nên tìm cách để "tiêu diệt" ngay nhằm tránh gây ảnh hưởng đến đời sống người bệnh. Hiện nay có khá nhiều cách để chữa trị nhưng được tin dùng và sử dụng nhiều là những cách dân gian được người xưa lưu truyền đến nay, không có tác dụng phụ mà lại hiệu quả.

Những cách chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc dân gian

Các bài thuốc từ dân gian để chữa bệnh tổ đỉa sau đây được nhiều người từ xa xưa chứng minh hiệu quả. Chúng có ưu điểm là dễ tìm và cách làm cũng khá đơn giản, vị thuốc lành tình này không hề có bất kì tác dụng phụ nào nên bệnh nhân có thể yên tâm mà sử dụng

1. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ đậu xanh và sâm biển


Để làm món ăn trị bệnh tổ đỉa này bạn cần chuẩn bị sâm biển hay còn được gọi là đỉa biển tươi ngon khoảng nửa cân, rồi cho lên bếp sao vàng, bạn có thể sử dụng theo dạng khô hoặc tươi đều được, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Mỗi lần sử dụng khoảng 20g sâm biển, đem làm sạch với nước rồi cho vào nồi nấu với đậu xanh, ăn khi còn nóng là tốt nhất. Bài thuốc chữa trị tổ đỉa này đều dùng được cho mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em và người lớn. Chỉ trong thời gian ngắn sử dụng bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả mà món này mang lại.


2. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ dây đau xương:

Dây đau xương là một vị thuốc rất tốt cho sức khỏe của chúng ta, thường được gọi là dây chìa vôi, bạch phấn đằng sử dụng cả gốc lẫn thân của cây đem phơi khô, cắt bỏ mắt rồi sao vàng hạ thổ. Mỗi lần sử dụng khoảng 150g vị thuốc này sắc cùng với một lít nước, sắc đến khi còn 300ml thì có thể dùng được. Tiếp đến, bạn chắt lấy nước, lọc bỏ bã, uống hết vào buổi sáng khi mới thức dậy.


3. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ lá chè tươi:

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một bó chè xanh tươi và các nguyên liệu cần thiết như lá sung, lá đu đủ, khoai tây luộc mỗi vị 100g. Cách làm như sau: Cho lá chè vào nồi nấu cùng với lượng nước vừa đủ, đun sôi khoảng 10 phút thì tắt bếp. Để cho qua đêm cho thiu là có thể dùng được, sử dụng bằng cách rửa vào vùng da bị bệnh tổ đỉa, có thể ngâm khoảng 5 đến 7 phút. Đối với 3 nguyên liệu kia, bạn đem rửa sạch rồi giã nhỏ chúng, dùng bó vào vùng da bị bệnh tổ đỉa sau khi đã rửa sạch với nước chè. Dùng một băng gạc để cố định vị thuốc trên da và để qua đêm. Sáng hôm sau, rửa lại bằng nước chè ấm ấm. Với bài thuốc này khá hiệu quả nên bạn chỉ cần sử dụng trong một tuần là có kết quả


4. Sử dụng muối rang để chữa bệnh tổ đỉa

Sử dụng một lượng muối biển hạt to rang trên bếp với lửa vừa trong 5 phút, đến khi thấy chúng ngả sang màu vàng thì dừng lại. Để cho nguội bớt rồi chà nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh tổ đỉa. Lưu ý là nên giã nhỏ chúng trước khi chà lên, nhằm tránh gây tổn thương lên da bệnh. Hoặc bạn cũng có thể dùng muối chà xát lên vùng da bị bệnh rồi dùng bao tay hoặc bao chân để giữ chúng lại, chỉ sau 3 lần thực hiện cách này, bệnh sẽ được cải thiện rõ rệt.


5. Bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa từ nước lá trầu không và rau răm

Đây là bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa khá đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng một nắm to lá trầu không và rau răm là có thể làm ra bài thuốc. Đem rửa sạch rồi cho vào nồi sắc thành nước thuốc. Ngâm trực tiếp vào vùng da bị bệnh tổ đỉa, nên dùng nước này khi còn hơi nóng là tốt nhất. Ngâm đến khi nước không còn nóng nữa thì dừng lại. Sau đó dùng khăn mềm lau khô, bạn có thể dùng thêm thuốc mỡ kháng sinh tetracylin để bôi lên nhằm tránh bị nhiễm trùng.


Đó là 5 bài thuốc từ dân gian chữa bệnh tổ đỉa rất hiệu quả và an toàn, người bệnh có thể an tâm sử dụng vì không có tác dụng phụ. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ phù hợp với người mới bị hoặc bị nhẹ. Đối với trường hợp bệnh nặng thì nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều bệnh một cách nhanh chóng và hiệu quả.

Xem thêm : Các triệu chứng của bệnh tổ đỉa
Viêm da tiếp xúc xảy ra khi chất phản ứng với da của bạn. Nó có thể dẫn đến ngứa, đỏ da và viêm. Việc điều trị thường bắt đầu bằng phác đồ chăm sóc da tại nhà nhưng có thể cần đến các loại thuốc khác do bác sĩ kê toa. Điều đầu tiên cần làm là tìm ra nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc và tránh với chất gây kích ứng hoặc dị ứng gây ra viêm da. Nếu bạn biết rằng bạn đã tiếp xúc với một số nguyên nhân gây viêm da, hãy rửa da bằng nước.


Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc thường ngứa hoặc khó chịu, nhưng đôi khi làm trầy xước đôi khi làm cho nó tồi tệ hơn bởi làm trầm trọng thêm khu vực. Che khu vực bị ảnh hưởng bằng quần áo hoặc băng keo nếu bạn không thể chống lại sự thôi thúc bị xước.

Sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ nhàng, không gây dị ứng, không có mùi thơm có thể làm dịu và ngăn ngừa viêm da tiếp xúc. Nó có thể khôi phục và bảo vệ lớp ngoài cùng của da và giảm ngứa. Nước thơm thêm một rào cản bảo vệ làm giảm kích ứng và nứt. Họ cũng làm cho da ít dễ bị kích thích như nhiệt và lạnh quá mức.

Nếu viêm da tiếp xúc của bạn là nặng, bác sĩ có thể kê toa kem corticosteroid hoặc thuốc mỡ để giảm viêm. Kem steroid rất phổ biến đối với những người có tình trạng da và thường có ở các thế mạnh liều lượng thấp, không bán được. Điều quan trọng là làm theo các hướng dẫn của bác sĩ vì sử dụng không đúng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn về da.

Trong những trường hợp dị ứng da nghiêm trọng , kem corticoid hoặc thuốc mỡ có toa có thể được áp dụng cho da để giảm viêm. Đối với những phản ứng dị ứng trầm trọng hoặc trầm trọng, có thể kê toa corticosteroid uống hoặc tiêm. Chúng thường được sử dụng ít hơn hai tuần và sau đó giảm dần.

Bác sĩ của bạn cũng có thể kê toa thuốc mỡ tacrolimus (Protopic) hoặc kem pimecrolimus (Elidel), đặc biệt với chàm, để điều trị các triệu chứng như đỏ, ngứa và ngứa. Những loại thuốc này có thể được sử dụng cùng với hoặc thay vì corticosteroid.

Nếu phát ban của bạn đã bị nhiễm bệnh, bác sĩ của bạn có thể cần kê đơn kháng sinh.

Trong mọi trường hợp, hãy làm theo khuyến cáo của bác sĩ về chăm sóc da tốt.
Các biến chứng tiềm ẩn từ thuốc men

Trong khi một số người cần thuốc theo toa để điều trị viêm da tiếp xúc, điều quan trọng cần lưu ý là chúng có thể dẫn đến các biến chứng và các phản ứng phụ.

Ví dụ như corticosteroid uống hoặc tiêm, có thể làm giảm khả năng đề kháng với nhiễm trùng. Tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm tăng huyết áp, lượng đường trong máu cao, khó ngủ và tập trung, và bồn chồn.Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

Kem ma tacrolimus và kem pimecrolimus thường hữu ích khi các thuốc khác không hoạt động. Các phản ứng phụ thường gặp bao gồm nhiễm trùng nang lông (viêm nang trứng), kích ứng, ấm áp, mụn trứng cá, cháy hoặc đỏ ở nơi ứng dụng. Các phản ứng phụ ít gặp hơn bao gồm nhức đầu, sốt, đau cơ, ho và các triệu chứng giống cúm .

Các biện pháp tự nhiên và điều trị thay thế có thể áp dụng

Nếu bạn đang trải qua viêm da tiếp xúc nhưng không muốn sử dụng thuốc theo toa hoặc thuốc không kê đơn có một số phương pháp điều trị thay thế có thể có hiệu quả. Bao gồm
  • Dầu dừa, vốn đã được chứng minh là hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn trên da có hại, cũng có đặc tính dưỡng ẩm mạnh mẽ khi được sử dụng tại chỗ. Sử dụng thận trọng mặc dù, như đã có trường hợp phản ứng dị ứng gây ra bởi dừa dầu .
  • Vitamin E được sử dụng tại chỗ, có thể giúp giảm bớt cả ngứa và viêm.
  • Mật ong, được áp dụng tại chỗ, có tính kháng khuẩn và sát trùng.
Bạn nên ngừng bất kỳ điều trị thay thế nào ngay lập tức nếu bạn có một phản ứng tiêu cực.


Phòng ngừa viêm da tiếp xúc

Để ngăn ngừa viêm da tiếp xúc, hãy tránh những chất gây kích thích có thể xảy ra như kim loại trên đồ lót, khóa và đồ trang sức, các hóa chất như chất tẩy rửa mạnh, nóng hoặc lạnh quá mức, hoặc các sản phẩm có mùi hương mạnh. Bạn nên sử dụng các sản phẩm nhẹ nhàng, không mùi thơm nếu bạn có làn da nhạy cảm. Bao gồm bột giặt, dầu gội đầu, xà phòng, khăn trải giường và chất làm ẩm.

Hầu hết các trường hợp viêm da tiếp xúc sẽ rõ ràng trong vòng vài tuần sau khi bắt đầu điều trị và tránh gây dị ứng. Nó có thể trở lại nếu nguyên nhân bên dưới không được xác định và tránh.
Hiện nay, tỷ lệ người mắc bệnh lang ben ngày càng tăng cao, khiến nhiều người không khỏi lo lắng. Đây là một bệnh ngoài da khá phổ biến và rất dễ bị mắc phải nếu không biết cách chăm sóc da đúng đắn. Có nhiều người khi mắc bệnh lang ben không tìm rõ nguyên nhân gây ra bệnh mà nhanh chóng mua thuốc về điều trị, nếu điều trị không đúng thuốc sẽ khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Chính vì thế, để an toàn và hiệu quả cao người bệnh nên sử dụng các biện pháp chữa trị bằng dân gian và rau răm là một trong số đó.

Cách chữa bệnh lang ben bằng rau răm hiệu quả

Những đặc tính của rau răm giúp chữa bệnh lang ben 

Như đã biết, lang ben  là một bệnh ngoài rất dễ bị mắc phải nếu không vệ sinh thân thể một cách kỹ càng và tỉ mỉ, hoặc do tiếp xúc nhiều với môi trường chứa nhiều vi khuẩn, hay tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh khác. lang ben là bệnh do vi khuẩn ấm gây ra, vì thế việc chữa trị phải liên quan đến việc tiêu diệt các loại nấm da này. Biện pháp chữa lang ben bằng rau răm được nhiều người lưu truyền và chứng minh hiệu quả. Vì:

- Rau răm là một loại thảo dược quý được nhiều người sử dụng như bài thuốc chữa trị các bệnh ngoài da rất tốt trong đó có bệnh lang ben. Trong dân gian, loại rau này mang tính ấm, có vị cay nóng và mùi thơm hắc

- Các loại nấm da đặc biệt là vi khuẩn nấm lang ben rất ngại với các loại thuốc nóng hoặc hắc này nên ram răm là một sự lựa chọn đúng đắn

- Không những thế, rau răm còn có khả năng sát trùng và tán hàn hiệu quả, giúp nhanh chóng khỏi bệnh mà không có tác dụng phụ



Hướng dẫn cách trị bệnh lang ben bằng rau răm

Đây được xem là cách chữa trị khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian và bạn có thực hiện ngay tại nhà. Có 2 cách để dùng rau răm chữa trị bệnh lang ben hiệu quả.

- Cách thứ nhất: Sử dụng rau răm ngâm chung với một ít rượu trắng. Cả 2 nguyên liệu này đều có tính ấm nên rất tốt cho việc điều trị bệnh, và rượu còn có thêm cồn. Vì vậy, khi hai nguyên liệu này kết hợp lại với nhau khả năng tiêu diệt vi khuẩn nấm nhanh chóng và hiệu quả hơn. Sử dụng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị bệnh lang ben mỗi ngày 3 hoặc 4 lần, tùy theo mức độ bệnh.

- Cách thứ 2: Dùng một lượng rau răm vừa đủ đem rửa sạch rồi giã nhuyễn chúng. Sử dụng để đắp lên những vùng da bị lang ben 2 hoặc 3 lần mỗi ngày. Mỗi lần đắp khoảng 20 đến 25 phút, kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh hết hẳn.


Những công dụng của rau răm:

Ngoài việc dùng thuốc để chữa bệnh lang ben thì rau răm còn có rất nhiều công dụng khác mà bạn không nên bỏ qua:

- Rau răm được nhiều người biết đến như một gia vị, rau thơm dùng để chế biên cho các món ăn thêm ngon hơn, có thể dùng bằng cách ăn sống hoặc nêm nếm trong các món ăn để tăng thêm hương vị

- Rau răm trị đau bụng, đầy hơi, chướng khí: Đối với những người thường xuyên bị đầy hơi, đau bụng dù ở bất cứ độ tuổi nào dù trẻ em hay người lớn đều có thể sử dụng được, bạn chỉ cần sử dụng một lượng rau răm vừa đủ, đem rửa sạch, xay nhuyễn rồi vắt lấy nước dùng, mỗi lần uống khoảng 10 - 15 ml, mỗi lần uống cách nhau từ 2 giờ trở lên.

- Rau răm dùng để khắc phục chứng biến ăn ở cả trẻ em lẫn người lớn: Cách sử dụng khá đơn giản bạn chỉ cần sắc nước rau răm uống sau mỗi bữa ăn, nhằm kích thích hệ tiêu hóa hoạt động mạnh và tạo cảm giác đói hơn và thèm ăn hơn cho bữa ăn sau. Nên sử dụng sau khi ăn sáng hoặc ăn trưa

- Rau răm chữa say nắng: Sử dụng lượng rau răm vừa đủ, rửa sạch để ráo nước rồi cho vào cối nhỏ, giã nhuyên chúng rồi vắt lấy nước rau răm. Đun sôi nước này lên rồi sử dụng chữa say nắng rất tốt.

- Rắn cắn: Khi bạn không may bị rắn cắn, bạn nên bình tĩnh và sử dụng một nắm rau răm vừa đủ để nhai rồi nuốt, sử dụng thêm một nắm khác để giã nát vắt lấy nước uống, còn phần bã thì đắp vào vùng bị vết cắn.


Trên đây là cách trị lang ben tại nhà bằng rau răm và những công dụng tuyệt vời của loại lá này. Tuy nhiên, để giúp cho việc chữa trị bệnh thêm hiệu quả và nhanh chóng thì bạn nên có chế độ sinh hoạt lành mạnh hơn. Mỗi ngày nên vệ sinh thân thể một cách kỹ càng và tỉ mỉ, nhằm loại bỏ các vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da, không những phòng chống các bệnh ngoài da mà còn giúp cho việc chữa trị thêm hiệu quả hơn.
Bệnh tổ đỉa là một trong những bệnh dai dẳng và khó trị nhất hiện nay. Chính vì thế, cần được phát hiện sớm để điều trị bệnh dứt điểm một cách hiệu quả. Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện ở những vị trí như lòng bài tay, các rìa ngón tay hoặc chỉ một trong 2 vị trí trên, cũng có thể gặp ở lòng bàn chân va rìa ngón chân. Khi mắc bệnh tổ đỉa sẽ xuất hiện mụn nước ở các vị trí trên và gây ngứa ngáy dữ dội ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây

Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh tổ đỉa

Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây ra bệnh tổ đỉa. Tuy nhiên, theo một số khảo sát cho rằng, người bị bệnh tổ đỉa do một số nguyên nhân phổ biến sau đây:

- Do dị ứng: Những người có cơ địa dễ bị dị ứng hay phản ứng da khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh như các hóa chất độc hại trong sinh hoạt như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt... hoặc cũng có thể do tiếp xúc với một số hóa chất trong công việc như xăng, dầu mỡ, xi măng, vôi... đều có nguy cơ cao mắc phải bệnh tổ đỉa

- Do bị nhiễm khuẩn: Cơ thể bị nhiễm khuẩn cũng khiến cho bệnh tổ đỉa phát triển và hình thành. Bệnh nhân mắc bệnh do nhiễm khuẩn thường xảy ra ở những người làm việc tiếp xúc nhiều với các hóa chất, chất bẩn, đất

- Do bị dị ứng với nấm kẽ chân cũng là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân mắc phải bệnh tổ đỉa.

- Do tăng nội tiết mồ hôi: do sự gia tăng tuyến mồ hôi ở tay quá nhiều hoặc cũng có thể do cơ thể rối loạn nội tiết là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa khá phổ biến



Những biểu hiện thường gặp của bệnh tổ đỉa

Bạn hoàn toàn có thể nhận biết được bệnh tổ đỉa một cách dễ dàng khi bản thân xuất hiện những biểu hiện của bệnh sau đây:

- Khi mắc bệnh tổ đỉa, những vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện những nốt mụn màu trắng trong, kích thước khá nhỏ khoảng 1mm nhưng vẫn có thể nhìn thấy được, chúng thường nằm sâu bên trong da, săn chắc và đặc biệt là rất khó vỡ trừ khi mình tác động vào chúng. Các mụn nước này thường tập trung thành trừng chùm hơi gồ gề trên mặt da bị bệnh, cũng có một vài trường hợp bệnh nhân nhận thấy mụn nước tập trung thành một mảng to, trông rất mất thẩm mỹ và gây ảnh hưởng đến đời sống của người bệnh

- Những vị trí trên cơ thể mà bệnh tổ đỉa thường xuất hiện đó là cổ tay, cổ chân, các kẽ ngón tay chân... phần lớn những vùng không được chăm sóc kỹ càng thường rất dễ bị mắc bệnh.

- Bệnh tổ đỉa thường xảy ra theo từng đợt, đây là điều đáng được chú ý. Đặc biệt là trước khi nổi mụn nước, bạn sẽ có cảm giác ngứa ngáy, rát và rất khó chịu tại những vùng da đó, một vài trường hợp khác còn kèm theo những triệu chứng khác điển hình là tăng lượng tiết mồ hôi. Các mụn nước của bệnh tổ đỉa thường rất khô và ít khi tự vỡ, rồi cuối cùng thì để lại một điểm dày sừng màu vàng đục, tróc da gây đau đớn

- Nếu bệnh nhân không chăm sóc và vệ sinh kỹ càng vùng da bị bệnh tổ đỉa mỗi ngày, thì có khả năng cao dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn và khiến cho bệnh nặng hơn, đặc biệt là các mụn nước hoặc bóng nước sẽ trở nên đục hơn. Bên cạnh đó, xuất hiện hiện tượng sưng đỏ kèm theo sưng hạch bạch huyết ở vùng kế cận

- Ngoài những biểu hiện của bệnh tổ đỉa trên, thì bệnh nhân còn kèm những triệu chứng khác như mệt mỏi và sốt nhẹ. Một vài trường hợp nặng sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, lúc này cần được đưa đến bệnh viện gần nhất để được chẩn đoán và điều trị.

Đó là những nguyên nhân và biểu hiện thường gặp của bệnh tổ đỉa. Nếu bạn có một hoặc một vài biểu hiện trên của bệnh thì đừng chần chừ mà đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị bệnh tổ đúng đắn và kịp thời. Không nên để bệnh kéo dài, vì càng lâu thì bệnh càng phát triển và ngày càng khó điều trị hơn, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bệnh nhân.

Tham khảo thêm cách điều trị bệnh tổ đỉa tại: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/cach-dieu-tri-benh-to-dia-an-toan-nhat-theo-loi-khuyen-cua-chuyen-gia-da-lieu-c683a1010742.html
Da đỏ, phát ban, cảm giác bỏng, thay đổi màu da và sưng là tất cả các triệu chứng cho thấy là có dị ứng da. Dị ứng da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể. Mỹ phẩm và thực phẩm nhất định (như hạt và động vật có vỏ) là những nguyên nhân phổ biến nhất gây dị ứng da. Trong khi bác sĩ da liễu sẽ kê toa thuốc kháng sinh và kem để điều trị dị ứng da thì bạn cũng có thể thử các biện pháp tự nhiên đơn giản này để chữa dị ứng da ngay tại nhà.



5 cách chữa dị ứng da tại nhà

1. Chữa dị ứng da bằng dầu oliu

Dầu ôliu là một chất giữ ẩm tự nhiên giàu vitamin E và các chất chống oxy hoá, giúp thúc đẩy quá trình chữa bệnh và làm mới da. Trộn một ít mật ong vào một bát dầu ô liu và trộn trực tiếp hỗn hợp này vào phát ban, để tránh ngứa.

2.  Chữa dị ứng da bằng nha đam

Nha đam có những chất chống viêm, kháng khuẩn và chống nấm tuyệt vời giúp kỳ diệu cho làn da. Việc sử dụng lô hội thường xuyên sẽ giúp làm lành vết thương và làm giảm đỏ da. Chiết xuất gel nha đam tươi từ lá của cây và áp dụng nó trên vùng bị ảnh hưởng trực tiếp. Hãy để nó trong 30 phút và sau đó rửa nó bằng nước sạch. Lặp lại ba lần một ngày để loại bỏ dị ứng da hoàn toàn.

3. Chườm đá lạnh

Ngứa và sưng là những triệu chứng khó chịu nhất của dị ứng da. Cách tốt nhất để quản lý sự khó chịu này là áp dụng một nén lạnh trên khu vực bị ảnh hưởng. Đặt 3-4 viên đá trong một túi nhựa và đặt nó lên da của bạn. Lặp lại 3-4 lần một ngày để làm lành nhanh chóng. Bạn cũng có thể nhúng một khăn tay bông vào một bát nước lạnh và đặt nó vào khu vực bị ảnh hưởng.

4. Chữa dị ứng da bằng bạc hà

Lá bạc hà có thể được sử dụng để làm giảm sưng và làm dịu cảm giác nóng bỏng. Cách tốt nhất để sử dụng pudina là đè bẹp lá tươi để dán và dán lên da của bạn. Hãy để nó được trong 30 phút và sau đó rửa nó đi.

5. Chữa dị ứng da bằng chanh

Chanh được đóng gói với Vitamin C và có tính tẩy trắng, làm cho nó trở thành một trong những biện pháp tự nhiên tốt nhất cho các vấn đề về da. Đơn giản chỉ cần ấn nước chanh vào khu vực bị ảnh hưởng và để cho khô. Nó có thể cháy ban đầu, nhưng chanh sẽ chữa nhanh chóng ngứa. Rửa sạch bằng nước.


Hiện nay, tình trạng nổi mề đay ở trẻ em ngày càng tăng nên khiến nhiều bậc cha mẹ phải lo lắng. Bởi vì trẻ em có một làn da khá mỏng manh và nhạy cảm nên rất dễ bị dị ứng da do thời tiết thay đổi bất thường hay do các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến làn da của bé. Chính vì thế, các bậc phụ huynh nên biết rõ về bệnh mề đay ở trẻ em cũng như các cách giúp trẻ phòng chống và chữa trị căn bệnh ngoài da phổ biến này.


Nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ em

Bệnh mề đay ở trẻ em khá phổ biến và tỷ lệ mắc bệnh khá cao, và có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh mề đay ở trẻ em:

- Do trẻ tiếp xúc với vật lạ: Những đồ vật xung quanh rất dễ gây dị ứng da và nổi mề đay mẩn ngứa ở trẻ em, chẳng hạn như mỹ phẩm của người lớn, hay các loại thuốc, côn trùng, vi khuẩn... Hoặc bé bị nổi mề đay khi ăn phải thực phẩm có chứa nhiều chất dị ứng

- Do trẻ bị chấn thương hay cọ xát gây tổn thương da và tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào.

- Do thời tiết thay đổi thất thường, nhất là khi vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh khiến cho trẻ dễ bị bệnh mề đay mẩn ngứa

- Do di truyền: Đây là một bệnh ngoài da có tính di truyền, cho nên nếu bố hoặc mẹ bị nổi mề đay mãn tình thì có nguy cơ cao trẻ cũng dễ bị mắc phải

- Trẻ bị bệnh mề đay cũng có thể do gián tiếp qua nguồn sữa của mẹ, vì vậy nếu mẹ ăn phải các loại thực phẩm gây dị ứng, làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa và khiến trẻ bị nổi mề đay



Nhận biết bệnh mề đay mẩn ngứa ở trẻ em

- Khi trẻ bị bệnh mề đay, trên da bé sẽ xuất hiện các mãng da đỏ phù nề, có hình dạng và kích thước thay đổi

- Nổi mề đay mẩn ngứa có thể xuất hiện ở bất kì vùng da nào trên cơ thể của bé và kèm theo các triệu chứng khó chịu như đau quặn bụng, nôn, tiêu chảy...

Những triệu chứng của bệnh mề đay sẽ nguy hiểm nếu như xuất hiện trên mặt, trong miệng và xung quanh miệng, kèm theo đó là dấu hiệu phù nề tình trạng phù nề loạn thần kinh mạch da, có thể gây ảnh hưởng đến họng và lưỡi, và ảnh hưởng đến đường hô hấp như thanh khí quản, khiến bé khó thở cấp tính và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cho nên các mẹ cần phải chú ý kỹ càng căn bệnh ngoài da này

Khi trẻ bị nổi mề đay mẩn ngứa nên làm gì?

Bệnh mề đay ở trẻ không giống như người lớn, ngoài triệu chứng khó chịu ngứa ngáy thì bệnh còn gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của bé, khiến bé quấy khóc và chán ăn. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh nên bình tĩnh mà tìm đúng cách để chữa trị, không quá vội vàng và cho con sử dụng các loại thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, khiến cho bệnh trở nên tệ hại hơn. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu của bệnh mề đay thì các bố mẹ nên thực hiện những cách sau đây:

- Đầu tiên là tìm ra nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay ở trẻ và loại bỏ chúng. Nếu bé bị dị ứng mề đay do thức ăn thì phải kích thích gây nôn để loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Nếu do chấn thương hay cọ xát thì phải loại bỏ những vật dụng gây hại đó và đặc biệt cần đưa con đi khám và mang theo đồ vật gây bệnh để bác sĩ có thể xác định thành phần gây dị ứng

- Không cho bé ăn các loại thức ăn có thành phần gây dị ứng cao như sữa đặc có đường, trứng tươi, bơ sữa, hải sản... Ngoài ra, hạn chế lượng muối trong bữa ăn hàng ngày của trẻ

- Các mẹ phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhằm tránh hiện tượng viêm nhiễm trên da và khiến cho da bị bệnh nặng hơn. Khi tắm cho bé, các mẹ nên nhẹ nhàng thoa đều lên da của bé, tránh chà xát mạnh và gây tổn thương lên da bé

- Lưu ý khi tắm rửa cho bé bị nổi mề đay thì các bậc phụ huynh nên dùng nước ấm pha ở nhiệt độ vừa đủ để tấm, không quá nóng vì sẽ gây bỏng da. Nên sử dụng các loại xà phòng chuyên dùng cho bệnh nhân bị nổi mề đay, các loại bình thường có tính sát khuẩn quá cao, không phù hợp với làn da bị nổi mẩn và sưng đỏ vì bệnh mề đay

- Nên cho bé mặc những bộ đồ rộng rãi và thoáng mát, nên lựa chọn chất liệu vãi mềm, thấm mồ hôi tốt.

- Cắt móng tay cho bé, nhằm tránh bé gãi khi ngứa và gây tổn thương lên những vùng da bị bệnh mề đay. Các mẹ nên bọc tay bé lại để hạn chế tình trạng này

- Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các khoáng chất và vitamin, nhằm nâng cao sức đề kháng cho bé, giúp bé chống chọi lại các bệnh ngoài da nói chung và bệnh mề đay mẩn ngứa nói riêng


Đó là những điều cần biết về bệnh mề đay ở trẻ em mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Bên cạnh đó, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh và thuốc giảm ngứa cho trẻ khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Vì các loại thuốc này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển hệ tiêu hóa của trẻ.
Nổi mề đay mẩn ngứa là một bệnh khá phổ biến hiện nay, tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng để điều trị bệnh dứt điểm thì không hẳn ai cũng biết. Vậy nên làm gì để chữa bệnh mề đay nhanh khỏi? Những điều sau đây sẽ giúp bạn điều trị bệnh mề đay hiệu quả và nhanh chóng, có thể phù hợp với nhiều bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn những điều này, mời bạn tham khảo bài viết sau đây


Bị nổi mề đay nên làm gì để bệnh nhanh khỏi?

Vì sao bị nổi mề đay?

Bệnh mề đay là một phản ứng da do bị viêm gây phù nề và nổi nhiều mẩn ngứa trên da với những hình dạng khác nhau và độ lây lan của chúng cũng tùy vào tình trạng dị ứng của mỗi bệnh nhân. Triệu chứng mẩn ngứa do nổi mề đay có thể kéo dài đến hàng tuần. Bệnh thường gặp ở người có cơ địa yếu và dễ bị dị ứng.

Đây là một trong những bệnh ngoài da có tỷ lệ người bị mắc bệnh cao nhất, và thường bị tái phát nhiều lần nếu điều trị không đúng cách. Bệnh thường gặp ở nữ giới nhiều hơn nam giới

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh mề đay như sử dụng rượu bia nhiều, bị dị ứng với thức ăn, cơ thể bị nhiễm khuẩn, thời tiết thay đổi cũng như sự căng thẳng về tinh thần. Bệnh có những dấu hiệu gây khó chịu cho người bệnh nhất là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, có một vài trường hợp không ngứa thay vào đó là cảm giác như bị kim châm hoặc rát bỏng. Trường hợp nặng hơn có thể bị nổi mề đay đột ngột ở da, kèm theo là các triệu chứng nguy hiểm như thở gấp, khó trở, hạ huyết áp và choáng váng.



Khi bị nổi mề đay phải làm gì?

Khi có dấu hiệu của bệnh mề đay xuất hiện trên cơ thể thì việc đầu tiên bệnh nhân cần làm là không nên lo lắng và tìm ra nguyên nhân gây ra bệnh. Bên cạnh đó, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời thực hiện theo những điều sau đây để giúp việc chữa bệnh mề đay nhanh chóng hơn


1. Cẩn thận trong việc dùng thuốc

Có rất nhiều người khi bị nổi mề đay mẩn ngứa, chưa tìm rõ nguyên nhân và chạy đi mua thuốc và sử dụng ngay. Các loại thuốc có thể giúp bạn làm giảm những triệu chứng của bệnh mề đay rất hiệu quả nếu sử dụng đúng cách. Ngược lại, sử dụng thuốc một cách tùy tiện sẽ khiến cho bệnh trở nên nặng hơn và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe

Sử dụng thuốc tùy tiện là một trong những nguyên nhân khiến cho bạn bị mề đay mẩn ngứa, chưa kể đến loại thuốc bôi có tính sóng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Tốt nhất là bạn nên xác định rõ nguyên nhân rồi mới tìm cách chữa trị bệnh, như vậy sẽ hiệu quả và an toàn hơn.

2. Chế độ ăn uống hợp lý



Khi bị bệnh mề đay bạn nên thay đổi chế độ ăn uống của mình cho hợp lý, nhằm làm những triệu chứng ngứa ngáy khó chịu của bệnh, từ đó bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Người bệnh mề đay không nên ăn các chất đạm, thay vào đó bạn nên bổ sung đầy đủ các dinh dưỡng cần thiết khác. Đặc biệt là các loại rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt, đậu, đỗ... rất giàu protein và khá lành tính. Tuy nhiên, bạn cũng nên kiểm tra xem cơ thể mình có bị dị ứng với các loại thực phẩm này hay không.

3. Không ăn các thực phẩm cay nóng và mặn

Đối với người bệnh mề đay, các thực phẩm cay nóng và mặn là các chất độc hại khiến cho tình trạng bệnh ngày càng tồi tệ hơn. Bởi vì các món ăn cay nóng sẽ khiến cho cơ thể dễ bị phản ứng da và các triệu chứng của bệnh ngày càng kéo dài và nặng hơn. Bên cạnh đó, ăn nhiều món ăn mặn sẽ khiến lượng muối bên trong cơ thể tăng cao và dẫn đến tình trạng thiếu nước, khiến cho làn da bị khô, bong tróc và ngứa ngáy dữ dội.

4. Giải nhiệt và giải độc bên trong cơ thể

Nếu cơ thể bị nóng trong thì sẽ xuất hiện những triệu chứng ngoài da và nổi mề đay là một trong số đó, còn có dấu hiệu khác như nổi mụn nhọt, mụn ngứa... Nếu tình trạng này không quá nghiêm trọng thì có thể sử dụng các thực phẩm có tính mát để cải thiện. Các loại thực phẩm này sẽ giúp tăng cường bổ sung trong thời gian bị mẩn ngứa chẳng hạn như khổ qua, bí đao, đậu hũ, củ cải trắng...

5. Vận động cơ thể thường xuyên



Nhiều người suy nghĩ rằng vận động cơ thể thường xuyên không làm cho bệnh thuyên giảm thì đó là một sai lầm của người bệnh. Khi vận động và tập luyện cơ thể đều đặn giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, đồng thời loại bỏ các chất độc hại bên trong cơ thể, ngăn chặn các tác nhân gây bệnh tấn công vào cơ thể.


Trên là những điều cần thực hiện khi bị bệnh mề đay mẩn ngứa, nhằm giúp cho bệnh nhanh chóng thuyên giảm và hồi phục. Ngoài áp dụng những việc trên, người bệnh nên uống thuốc và thăm khám đều đặn để các bác sĩ chuyên khoa da liễu kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều trị đúng đắn nhất.
Bệnh vảy nến phấn hồng là một trong những bệnh về da có nhiều người mắc phải và hiện nay đang có chiều hướng gia tăng. Bệnh vảy nến phấn hồng có những dấu hiệu rất dễ nhận biết nhưng nhiều người lại xem thường và bỏ qua không điều trị sớm. Tuy nhiên, căn bệnh ngoài da này ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày cũng như chất lượng công việc của người bệnh. Chính vì thế, cần phải biết rõ để có biện pháp điều trị hợp lý tránh gây những hậu quả đáng tiếc về sau.





Bệnh vảy nến phấn hồng và cách hỗ trợ điều trị

Bệnh vảy nến phần hồng là bệnh thường gặp ở nhiều người, nhất là vào mùa xuân và mùa thu. Với căn bệnh ngoài da này bạn có thể dễ dàng nhận biết được khi cơ thể xuất hiện những đốm mà đỏ lớn chừng đầu ngón tay thậm chí là lớn hơn khiến da bạn bị loang lổ gây khó chịu đến người bệnh.

Biểu hiện của bệnh vảy nến phấn hồng

- Trong giai đoạn đầu của bệnh vảy nến phấn hồng, có nhiều trường hợp có biểu hiện không rõ ràng. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được triệu chứng đau đầu, kèm theo là sốt nhẹ và mệt mỏi. Những tổn thương đầu tiên mà bệnh gây ra thường nằm ở nữa phía trên thân người như ngực, lưng bụng, cánh, đặc biệt là ở cẳng tay và cổ. Cũng có một số trường hợp bệnh xuất hiện ở mặt và đầu

- Ngoài dấu hiệu trên thì bệnh còn gây ra những tồn thương khác đó là các đám tròn hay cụ thể hơn là hình oval có giới hạn rõ ràng, thường có màu đỏ nhạt. Những tổn thương này thường có đường kính từ 2 đến 5 cm hoặc cũng có khi rộng hơn. Vùng da bị tổn thương có thể kéo dài trong khoảng thời gian ngắn từ 5 đến 15 ngày, thậm chí có thể kéo dài hơn 2 tháng.

- Các tổn thương khác sau thứ phát bao gồm: nổi ban mề đay xung quanh, vảy khô xám phủ ở trên... Trung tâm của các vùng tổn thương do bệnh vảy nến phấn hồng gây ra có thể bị teo, lõm, da nhăn có màu nâu.

Triệu chứng chung và cơ bản nhất của bệnh vảy nến phấn hồng là bạn có thể nhận thấy nhưng nhẹ, sẩn kèm theo ngứa nhẹ, hoặc có thể do bản thân bệnh nhân không điều trị đúng cách. Ngoài ra, cơ thể bệnh nhân có thể bị sốt rét nhẹ, cảm giác mệt mỏi, thậm chí hạch limpho ở nách có thể bị sưng


Cách hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng

Ngoài việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì các bạn nên áp dụng những cách hỗ trợ điều trị, nhằm làm giảm cảm giác khó chịu do bệnh vảy nến phấn hồng gây ra. Các biện pháp đó có thể là tắm với nước ấm đặc biệt là với dung dịch Calamine, nên tránh các hoạt động thể lực gây cơ thể toát mồ hôi nhiều, nghỉ ngơi trong điều kiện nhiệt độ ổn định mát và đặc biệt là những nơi thoáng mát.

- Bệnh nhân vảy nến phấn hồng nên sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da dưới dạng thuốc nước, có thể dung để bôi ngấm sâu vào vùng da bị bệnh vảy nến, và thuốc mỡ để bôi phủ lên làm mêm lớp da bên ngoài

- Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng cả thuốc uống hỗ trợ điều trị bệnh vảy nến phấn hồng từ bên trrong cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và đặc biệt là tiêu viêm, lợi tiểu có tác dụng tốt cho gan va thận

Để giúp cho việc điều trị bệnh vảy nến phấn hồng đạt được hiệu quả cao thì bạn cần phải sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và thăm khám thường xuyên, kiên nhẫn sử dụng thuốc bôi đúng thời lượng và thời gian cụ thể. Tránh làm việc quá sức, căng thẳng thần kinh, bi quan, thức đêm, hay cáu giận và đặc biệt là luôn giữ cho cơ tể được khỏe mạnh nhờ các bài tập thể dục thể thao thường ngày.
Bệnh vảy nến là một trong các bệnh lý da liễu thường gặp nhất hiện nay. Các triệu chứng của bệnh gây ra không ít khó khăn và cản trở trong cuộc sống thường ngày, nhất là tính thẩm mỹ của nó. Vùng da bị bệnh vảy nến thường bị khô và bong tróc rất xấu xí, khiến cho người bệnh mất tự tin khi giao tiếp với người khác, đặc biệt là trong công việc. Chính vì thế, phải cần đến biện pháp phòng chống căn bệnh ngoài da này.

Những cách phòng ngừa bệnh vảy nến an toàn hiệu quả

Dưỡng ẩm cho da để ngừa bệnh vảy nến

Đây là cách phòng ngừa bệnh vảy nến đơn giản mà hiệu quả. Có rất nhiều cách để dưỡng ẩm choa da hiệu quả như sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hàng ngày sau khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân hàng ngày sạch sẽ... Đặc biệt khi vào mùa đông, thời tiết lạnh và khô hanh khiến cho da dễ bị khô và bong tróc, gây thô ráp, ngứa ngáy và khó chịu hơn, cho nên phải áp dụng ngay việc chăm sóc và dưỡng ẩm cho da. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, trước khi sử dụng bất kỳ loại kem dưỡng da nào bạn cũng nên kiểm tra xem có phù hợp với cơ địa làn da của mình hay không. Nên lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên sẽ tránh được các tác dụng phụ gây kích ứng trên da.


Tắm muối biển để phòng ngừa bệnh vảy nến


Theo các nhà nghiên cứu cho rằng, muối biển rất tốt cho việc kháng khuẩn và làm sạch da, không những thế còn là một biện pháp giúp dưỡng ẩm da cho người bệnh vảy nến rất hiệu quả. Bạn chỉ cần sử dụng muối buổi để tắm hàng ngày kết hợp với việc massage nhẹ nhàng lên vùng da bị bệnh vảy nến, giúp loại bỏ những tế bào chết và vi khuẩn trên da. Lưu ý bạn chỉ nên thực hiện việc này 2 hoặc 3 lần trong tuần là đủ, không nên sử dụng nhiều vì sẽ phản tác dụng


Dùng giấm táo để phòng ngừa bệnh vảy nến

Giấm táo là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc phòng ngừa bệnh vảy nến. Vì đây là nguyên liệu có tính kháng khuẩn rất tốt và có nhiều tác dụng tốt cho làn da như tẩy tế bào da chết, trị da cháy nắng, kháng khuẩn, chống viêm... Chính vì thế bạn nên sử dụng giấm táo để phòng ngừa bệnh vảy nến. Thỉnh thoảng bạn nên ngâm tay chân vào trong nước có pha giấm táo sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn gây hại, các tế bào chế và làm sạch da rất hiệu quả. 


Dùng nha đam để phòng ngừa bệnh vảy nến


Nha đam là một thực phẩm tự nhiên có tính kháng khuẩn rất tốt, giúp khử trùng, loại bỏ các vi khuẩn và tế bào, làm sạch da rất hiệu quả. Chỉ cần thường xuyên sử dụng nha đam để đắp lên da sẽ giúp phòng ngừa bệnh vảy nến hiệu quả. Với biện pháp này giúp bạn làm sạch vi khuẩn, dưỡng ẩm da cực tốt, thường được các chị em phụ nữ sử dụng để chăm sóc da mỗi ngày mà không lo tác dụng phụ.

Tắm nắng giúp phòng ngừa bệnh vảy nến

Tắm nắng cũng là cách giúp phòng ngừa bệnh vảy nến rất hiệu quả. Đặc biệt là vào buổi sáng sớm, lúc này ánh nắng mặt trời rất tốt để bổ sung vitamin D cho cơ thể không chỉ có tác dụng tốt cho da mà còn tốt cho hệ xương khớp chúng ta. Bạn nên tắm nắng mỗi buổi sáng khoảng 30 phút trước 8 giờ sáng là tốt nhất, sau 8 giờ không nên ở ngoài nắng quá lâu vì sẽ gây hại cho làn da do tác động từ tia cực tím có trong nắng.


Trên là những cách phòng ngừa bệnh vảy nến an toàn và hiệu quả nhất. Ngoài việc thực hiện những cách trên, bạn nên có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày đề giúp việc chữa bệnh vảy nến hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, bạn nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng và có một cơ thể khỏe mạnh chống lại nhiều bệnh khác không chỉ riêng bệnh vảy nến.
Bệnh á sừng da đầu thường do chế độ sinh hoạt hàng ngày hay chế độ ăn uống không hợp lý, không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng mỗi ngày nên rất dễ bị mắc bệnh da liễu này. Đây là một trong những bệnh ngoài da phổ biến nhất hiện nay, với tỷ lệ người mắc bệnh khá cao nên khiến nhiều người lo lắng. Nhiều người khi mắc bệnh thường e ngại và không giao tiếp với người khác, vì sợ lây bệnh sang họ. Vậy bệnh á sừng da đầu có lây sang người khác không? Cùng blog kienthucbenhngoaida tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

Bệnh á sừng da đầu là gì?

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, thường xuất hiện ở những vị trí như da đầu, tay hoặc chân. Bệnh á sừng da đầu là một trong số đó, với triệu chứng không mấy hay ho khiến người bệnh gặp không ít khó khăn trong cuộc sống. Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này. Nhưng lại tìm ra các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh á sừng da đầu và chủ yếu là do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất nên khiến cho lớp sừng không ổn định



Bệnh á sừng da đầu có lây sang người khác không?

Khi mắc bệnh á sừng da đầu, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất khó chịu cho triệu chứng của bệnh gây ra. Tuy nhiên, bạn có thể tự tin giao tiếp với người khác vì bệnh á sừng không có khả năng lây sang người khác, nhưng lại có khả năng lây lan sang vùng da khác của người bệnh. Chính vì thế, nên phát hiện sớm và điều trị kịp thời là điều quan trọng.

Bệnh á sừng da đầu tuy không khó khăn để chữa trị nhưng nếu sử dụng sai cách chữa trị thì sẽ khiến cho bệnh phát triển và trở nặng hơn, thậm chí là trửo thành mãn tính và theo người bệnh đến suốt thời gian dài. Chính vì thế, người bệnh không nên sử dụng tùy tiện thuốc chữa bệnh á sừng mà nên thăm khám tại bệnh việc hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu có kinh nghiệm để được chẩn đoán và điều trị bệnh một cách hiệu quả nhất.

Cách phòng ngừa bệnh á sừng da đầu

Ngoài việc chữa trị bệnh á sừng da đầu thì người bệnh cũng nên có biện pháp phòng chống để tránh làm cho bệnh phát triển và trở nên nặng hơn. Sau đây là những điều cần thiết để giúp phòng chống bệnh hiệu quả

- Giữ gìn vệ sinh sạch sẽ mỗi ngày, người bệnh nên sử dụng các loại dầu gội đầu được chiết xuất từ thiên nhiên sẽ tốt cho da đầu hơn.

- Nên thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn, bổ sung đầy đủ các chất vitamin và dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể.

- Không nên ăn những thực phẩm có chất dị ứng cao, nhằm tránh gây phản ứng da đáng tiếc và làm cho bệnh nặng hơn

- Bệnh nhân á sừng nên tránh xa lông động vật, thậm chí là chó mèo nuôi trong nhà

- Vệ sinh môi trường xung quanh như nơi ở, phòng ngủ, vì môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn

- Thường xuyên giặt những đồ dùng tiếp xúc với da như chăn, ga, gối, nệm, mũ...

- Mỗi ngày nên tập luyện thể dục thể thao đều đặn nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch giúp chống lại nhiều bệnh khác nhau chứ không riêng gì bệnh á sừng da đầu

- Bổ sung đầy đủ lượng nước mỗi ngày không chỉ phòng chống bệnh mà còn giúp việc chữa trị bệnh thêm hiệu quả, ít nhất là 2 lít nước mỗi ngày. Ngoài việc uống nước lọc tinh khiết, người bệnh cũng có thể bổ sung thêm sữa và nước ép trái cây tươi.

- Hạn chế sử dụng các loại hóa chất như keo xịt tóc, dưỡng tóc có mùi thơm... Nên đội mũ khi đi ra ngoài đường nhằm tránh các tác nhân gây bệnh như bụi bẩn, vi khuẩn...

Tóm lại, bệnh á sừng không có khả năng lây sang người khác. Chính vì thế, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè bị mắc căn bệnh ngoài da này không nên xa lánh họ, mà hãy động viên khích lệ tinh thần để giúp cho việc chữa trị bệnh thêm hiệu quả và nhanh chóng hơn.

Bài viết được quan tâm

Nhật ký blog

Lượt ghé thăm