Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng gây ra thường các triệu chứng rất giống với bệnh zona thần kinh nên nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai căn bệnh ngoài da này. Vì dấu hiệu nhận biết của hai bệnh này đều là đau rát, vùng da bị tổn thương và bị viêm đỏ. Không những thế, đặc điểm chung của hai căn bệnh này đều chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể nên càng dễ nhầm lẫn hơn. Vì vậy, cần phải phân biệt đúng bệnh để giúp việc chữa trị triệt để một cách hiệu quả. Vậy phân biệt giữa bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng và bệnh zona thần kinh như thế nào? Cùng theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Phân biệt bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng và bệnh zona thần kinh

Viêm da tiếp xúc côn trùng

Bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng thường xuất hiện ở các vị trí da tiếp xúc với các chất dịch tiết của côn trùng sống hoặc chết. Những loại côn trùng thường gây bệnh viêm da tiếp xúc như bướm, kiến ba khoang, bọ giời, rết, sâu ban miêu... Dấu hiệu bị tổn thương da có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể và không có triệu chứng báo trước, khác với bệnh zona thần kinh ở chỗ là bệnh chỉ xuất hiện ở một bên cơ thể, có thể ở bên phải hoặc ở bên trái. Triệu chứng cơ bản của bệnh là gây ra cảm giác đau rát rất khó chịu. Bệnh có khả năng lây lan cao, có thể lây lan thành dịch ở những người cùng môi trường sống.

Những người dễ bị viêm da tiếp xúc côn trùng thường là người làm vườn, ngủ dưới ánh đèn... hoặc có thể vô tình bị côn trùng bám vào khăn lau mặt gây viêm da tiếp xúc ở mặt và một số vị trí khác như tứ chi, thân mình. Khi có cảm giác hoặc phát hiện côn trùng bám vào tay chân và phản xạ tự nhiên của chúng ta lúc này là đập chúng, khiến chất độc bên trong chúng bám lên da và gây bỏng da (chất độc bên trong kiến ba khoang, hoặc chất cantharidin của sâu ban miêu hay phosphor của bọ giời tiết ra) dẫn đến tình trạng viêm da tiếp xúc.


Biểu hiện của bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Đối với trường hợp bị viêm da tiếp xúc côn trùng do ấu trùng bướm thì sẽ xuất hiện những biểu hiện tổn thương da tại những vùng da hở như mặt, cổ, chân, tay hoặc viêm kết mạc mắt do ấu trùng bay thẳng vào mắt. Khi bị thương tổn sẽ xuất hiện các ban đỏ, phù nề, nổi sẩn, mụn mủ, mụn nước, nóng và đau rát.

Khi bị chất độc trong kiến ba khoang bám trên da sẽ gây hiện tượng viêm da, thối thịt gần giống như bị tạt axit. Những thương tổn thường xuất hiện trên mặt, cẳng tay, cẳng chân, trán, những thương tổn này có thể lây sang những vùng da lành xung quanh nếu bệnh nhân vô tình gãi làm cho tiết dịch bên trong thoát ra bên ngoài và bám vào vùng da xung quanh. Dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang gây ra là nổi những ban đỏ, nổi mụn nước, có các vết trợt loét nông trên da giống với viêm da tiếp xúc do ấu trùng bướm gây ra, nhưng mức độ nặng hơn, những tổn thương trên da xuất hiện nhiều hơn, đau rát hơn nhiều và tương tự với bệnh zona thần kinh. Sau khoảng 6 đến 12 giờ khi tiếp xúc với côn trùng, da sẽ có dấu hiệu sưng và kéo dài thành vệt như cào gãi, trên đó có các mụn nước khoảng 1-5mm, sau vài ngày những mụn nước này sẽ chuyển thành mụn mủ

Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có cảm giác ngứa rát tăng dần, không đau nhức, kèm theo sốt nhẹ, có thể nổi hạch tại cổ, nách, bẹn.

Điều trị bệnh viêm da tiếp xúc do côn trùng

Hầu như những người bị viêm da tiếp xúc côn trùng thì mụn mủ tại các vùng da bị tổn thương sẽ nhanh chóng đóng vảy, khô dần và khỏi bệnh sau vài ngày mà không cần phải điều trị. Tuy nhiên, một vài người có phản ứng dị ứng kéo dài khoảng 2 đến 3 tuần không khỏi, và da bị bội nhiễm vi khuẩn. Để làm giảm trình trạng viêm nhiễm do bệnh gây ra, bệnh nhân nên vệ sinh sạch sẽ vùng da tiếp xúc với côn trùng bằng nước và xà phòng. Sau đó, sử dụng các loại thuốc bôi để diệt khuẩn như milian, eosine; nếu ngứa ngáy dữ dội thì dùng thêm thuốc cezil, chlorpheniramine.

Một thời gian sau vùng da sẽ lành, tổn thương của viêm da dị ứng do tiếp xúc với chất tiết của côn trùng sẽ bong vảy, để lại sẹo thâm và khoảng 1 đến 2 tháng sau thì các vết sẹo sẽ mờ dần

Người bệnh nên chú ý phải điều trị ngay từ ban đầu khi mắc bệnh, không dùng tay hoặc bất cứ vật dụng nào để gãi, không chà xát vùng da bị tổn thương vì như vây sẽ gây nguy cơ bị bội nhiễm và để lại sẹo rất khó hồi phục như ban đầu

Khi có những dấu hiệu giống như của bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng mà sau 72 giờ mà bệnh không có chuyển biến tích cực thì nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám da liễu uy tín để được chẩn đoán với bệnh zona thần kinh và một vài bệnh ngoài da khác.

Viêm da tiếp xúc côn trùng và bệnh zona thần kinh khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh zona thần kinh là do virus có ái tính với thần kinh gây ra, những virus này có thể sinh sôi nảy nở bên trong các hạch thần kinh và theo các sợi thần kinh gây ra các bệnh ngoài da, cho nên bị tổn thương da một bên cơ thể là do dây thần kinh đó bị chi phối, rất hiếm khi bị 2 bên và đối xứng. Còn đối với bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng thì tồn thương có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào trên cơ thể chúng ta.

Những thương tổn của bệnh zona thần kinh do các mụn nước, bọng nước tập trung lại tạo thành chòm. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đớn trước vài ngày khi các mụn nước này xuất hiện, hoặc có hạch ở vùng da lân cận. Không có tổn thương đến các vùng da lành xung quanh khác như bệnh viêm da tiếp xúc côn trùng

Dấu hiệu nhận biết bệnh zona thần kinh là cảm giác đau đớn như điện giật, những tổn thương da có thể khỏi nhưng đau đớn bên trong thì vẫn còn tồn tại trong thời gian dài. Còn dấu hiệu của bệnh viêm da tiếp xúc thì chủ yếu là rát, ngứa âm ỉ không đau theo cơn, tổn thương da khỏi thì hết đau hoàn toàn.

Do hai bệnh này tương đối giống nhau nên bệnh nhân rất dễ bị nhầm lẫn. Vì vậy, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc chữa bệnh khi chưa có chẩn đoán chính xác của bác sĩ.

Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm