Hiểu rõ hơn về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Nguyên nhân gây ra viêm da cơ địa ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
- Do sức đề kháng yếu: Vì còn nhỏ nên sức đề kháng của bé còn rất yếu và non nớt, rất dễ bị các tác nhân bên ngoài tấn công và gây ra các bệnh ngoài da đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa. Nhất là khi bé sống trong môi trường bị ô nhiễm, bụi bẩn nhiều, ô nhiễm thức ăn, ô nhiễm nguồn nước...
- Do trẻ bị bệnh: Các bệnh liên quan khác cũng khiến cho trẻ bị bệnh viêm da cơ địa như trẻ mắc bệnh liên quan trới tụ cầu trùng Staphylococus aureus hoặc bên trong cơ địa của trẻ có kháng thể IgE có thể kích thích IgE hoặc T limphô đáp ứng viêm.
- Do thức ăn: Rất có thể bé bị viêm da cơ địa cho ăn một số thực phẩm có chất gây dị ứng cao như trứng, sữa, lạc, đậu tương, cá, bột mỳ...
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da cơ địa ở trẻ
Tùy theo từng giai đoạn mà bệnh có những biểu hiện khác nhau:
- Giai đoạn cấp tình: Trong giai đoạn này tuy nhẹ nhưng cũng làm cho trẻ rất khó chịu. Trên da bé xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng đám trên nền da đỏ, có dấu hiệu bị phù nề, chảy nước và ngứa ngáy nhiều.
- Giai đoạn bán cấp: Khi vào giai đoạn này, bệnh có những dấu hiệu khác hơn như các tổn thương ở da ít bị phù nề hơn, chúng bắt đầu khô lại và da ít ngứa ngơn.
- Giai đoạn mạn tính: Đây là giai đoạn bệnh đã phát triển và nặng hơn, có những dấu hiệu khiến cho trẻ đau đớn và khó chịu như da bắt đầu dày lên, bong vảy và lichen hóa.
Các mẹ nên hạn chế không cho bé gãi nhiều, bởi sẽ làm cho bệnh ngày càng nặng hơn dẫn đến nhiều hiện tượng như nhiễm trùng, bị bội nhiễm sẽ xuất hiện những nốt mụn mủ, đau rát và có thể loét lở. Những tổn thương này thường gặp ở những vị trí có các nếp gấp lớn như lòng bàn tay, lòng bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay và cẳng chân.
Ngoài ra có nhiều người hiểu sai về bệnh viêm da cơ địa ở trẻ:
- Viêm da cơ địa ở trẻ không phải bị yếu gan hay do nấm càng không phải là do máu xấu, vì vậy không có nghĩa là bé có thể lực yếu hơn những trẻ khác.
- Khi trẻ có những dấu hiệu bị viêm da cơ địa ở giai đoạn đầu thì nên sử dụng thuốc corticoid ngay lập tức. Thuốc này sẽ làm giảm ngứa, giảm sưng và đỏ ở những vùng da bị bệnh vảy nến của bé. Nếu dùng ngay thì sẽ bớt rất nhanh nhưng da bé sẽ bị yếu đi và dễ bị nhiễm trùng và bệnh vẫn không hết hẳn.
Nên làm gì khi trẻ bị viêm da cơ địa?
Nếu trẻ có những dấu hiệu của bệnh như trên thì các mẹ nên đưa bé đến các bệnh viện để được kiểm tra và chữa bệnh viêm da cơ địa sớm nhất, tránh để lâu gây ra những đáng tiếc về sau. Càng không được tự ý sử dụng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
- Khi trẻ bị bệnh, các mẹ nên sử dụng loại kem dưỡng da phù hợp và chất lượng cao để bôi cho bé, nhằm tránh cho những vùng da bị bệnh vảy nến bị khô và gây khó chịu cho bé.
- Không nên chà xát, gãi ngứa cho bé, nên cho bé mắc những bộ quần áo rộng và thoáng mát.
- Không cho bé tiếp xúc với những chất tẩy rửa, chất bẩn, lông động vật, khói bụi và những tác nhân khác gây hại cho da.
- Đảm bảo môi trường xung quanh cho bé luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Không cho bé ăn những thực phẩm gây phản ứng da cao, nhưng không nên kiêng cử quá mức mà nên hạn chế và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé.
- Các mẹ nên cẩn thận không có bé phơi nhiễm với các loại vi trùng herpes từ những người bị viêm hay nhiệt miệng. Vì loại vi trùng này sẽ tấn công vào da của bé, làm cho bệnh lan ra một cách dữ dội và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Những lưu ý cần thiết cho bé khi điều trị bệnh viêm da cơ địa
- Do bé còn khá nhỏ nên làn da rất mỏng manh và sức đề kháng rất yếu nên khi điều trị bệnh viêm da cơ địa thì các mẹ nên chú ý, bất kì là sử dụng loại thuốc nào, thuốc uống hay thuốc bôi thì cũng đều phải nghe theo chỉ định của các sỹ.
- Việc điều trị bệnh viêm da cơ địa cho bé phải kiên trì và thực hiện đúng theo liệu trình, không nên vì muốn khỏi nhanh mà cho bé uống thuốc một cách tùy tiện.
- Lưu ý không nên tự sử dụng thuốc bôi cho bé khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Các mẹ nên chăm sóc bé kỹ lưỡng và cẩn thận, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, không cho bé gãi hay cào trên những vùng da bị bệnh viêm da cơ địa, nhằm tránh da bị bội nhiễm.