Bệnh vảy nến ở mặt điều trị như thế nào hiệu quả? Đây là một trong những bệnh lý về da thường gặp. Nhưng để điều trị bệnh vảy nến ở mặt hiệu quả thì cần phải biết chính xác về bệnh, vì thường rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh khác. Không những thế, da mặt là vùng da mỏng và rất nhạy cảm nên rất khó để điều trị căn bệnh này. Vì vậy, để điều trị vảy nến ở mặt hiệu quả thì bạn nên tìm hiểu kỹ càng về căn bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nắm bắt rõ hơn về căn bệnh này.

Bệnh vảy nến ở mặt là gì?


Bệnh vảy nến ở mặt là một căn bệnh ít gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh, nhưng lại gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến tính thẩm mỹ, khiến cho người bệnh cảm thấy tự ti và ngại giao tiếp với người khác.

Những vị trí dễ bị ảnh hưởng của bệnh vảy nến ở mặt bao gồm:

- Khu vực lông mày
- Vùng da giữa mũi và môi trên
- Trên trán
- Khu vực đường chẻ tóc

Nếu không may bị bệnh vảy nến ở mặt thì sẽ xuất hiện những dấu hiệu như sau: Tại những vùng da vừa nêu trên sẽ xuất hiện những mảng tổn thương khoảng 2-3 cm có thể lớn hơn, trên bề mặt da có lớp vảy da dày và có màu trắng như sáp nến. Các vảy da này có thể bong ra hoặc do người bệnh gãi làm rơi xuống trông rất mất thẩm mỹ. Khi cạo bỏ lớp vảy đó thì bên dưới là lớp da đỏ có hiện tượng viêm.

Bệnh vảy nến ở mặt thường dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh ngoài da khác như vảy cá hay á sừng và những mảng vảy nến cũng rất khó phát hiện, đồng thời đây lại là vùng da nhạy cảm nên việc điều trị sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặc dù khó điều trị nhưng vẫn có nhiều loại thuốc chữa bệnh vảy nến ở mặt khá hiệu quả. Nhưng bạn cần lưu ý là khi điều trị bệnh vảy nến ở mặt bạn nên phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bất kể điều trị bệnh vảy nến ở mặt, tay, hay chân đều phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và bệnh nhân phải kiên nhẫn, nhưng đối với bệnh vảy nến ở mặt thì cần phải cẩn trọng nhiều hơn.

Các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt tốt nhất

Tùy vào vị trí xuất hiện bệnh vảy nến ở mặt mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho mỗi người khác nhau. Các loại thuốc thường dùng để điều trị tại chỗ là:

- Thuốc có chứa corticosteroid hàm lượng thấp có tác dụng chống viêm cho mặt vồn nhạy cảm.
- Bệnh nhân nên sử dụng các loại kem dưỡng ẩm để làm mềm da, giúp cải thiện tình trạng ngứa ngáy và khô da, kiểm soát bệnh lây lan ra các vùng da lân cận khác.
- Thuốc tổng hợp vitamin D như calcipotrene (Dovonex) thuốc dạng kem hay mỡ bôi giúp hạn chế sự phát triển của bệnh vảy nến; calcitriol là một thuốc tổng hợp vitamin D có tác dụng điều trị bệnh vảy nến cho da mặt nhạy cảm rất tốt.
- Thuốc chữa bệnh vảy nến retinoids điển hình như geltazarotene có thể loại bỏ được cá mảng vảy nến và giảm tình trạng viêm da đáng kể.
- Tuy nhiên các loại kem điều trị bệnh vảy nến ở mặt đều có khả năng gây kích ứng da, nhất là vùng da mắt. Các loại thuốc tổng hợp vitamin D và retinoids dạng kem và thuốc mỡ có thể khiến da mặt rất khó chịu. Nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều thuốc corticosteroid sẽ khiến cho làn da mặt trở nên mỏng hơn, thậm chí là nhìn rõ các mao mạch. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt mà thấy có tác dụng phụ hay kháng thuốc điều trị thì cần phải thông báo ngay với bác sĩ. Bệnh nhân nên phối hợp các loại thuốc điều trị hơn là điều trị đơn lẻ.
- Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị vảy nến thì bệnh nhân có thể sẽ được các bác sĩ chuyên khoa da liễu điều trị bệnh vảy nến ở mặt bằng ánh sáng tia UV cho hiệu quả khá cao. Phương pháp chữa trị này có tác dụng kích thích da tổng hợp vitamin B và ngăn chặn các tế bào của hệ miễn dịch làm sai chức năng.
- Một số loại thuốc uống và tiêm tĩnh mạch được sử dụng là methotrexate, cyclosporin, retinoids nhưng với liều lượng thấp. Chúng chỉ áp dụng với một số trường hợp bệnh vảy nến nặng.

Nếu sau một thời gian dài điều trị mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì bệnh nhân cần phải trao đổi ngay vấn đề này với bác sĩ, để đưa ra các phương pháp chữa trị đúng đắn và hợp lý hơn.

>> Tìm hiểu thêm : Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt

Không nên sử dụng với liều lượng quá lớn cho vùng da mặt vì da mặt là vùng rất nhạy cảm.
- Khi sử dụng các loại thuốc bôi nên cẩn thận với vùng mắt vì có thể gây kích ứng cho mắt.
- Nên tuân thủ đúng liều lượng và sử chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Nên hỏi kỹ càng với các bác sĩ khi muốn sử dụng các sản phẩm trang điểm để che đi các mảng vảy nến ở mặt. Bởi một số loại sản phẩm trang điểm có thể gây ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt.
- Bệnh nhân tuyệt đối không được tùy tiện sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh vảy nến ở mặt khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh vảy nến ở mặt như dầu dừa, bột nghệ đây là những nguyên liệu lành tính nên khá an toàn và không gây kích ứng cho da.

Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm