Tìm hiểu về bệnh vảy nến thể giọt
Bệnh vảy nến thuộc một bệnh ngoài da mãn tính có thể gặp ở bất cứ người nào, dù người lớn hay trẻ em, dù nam giới hay nữ giới đều có khả năng mắc bệnh. Nguyên nhân chủ yếu là do sự rối loạn biệt hóa lành tính tế bào thượng bì. Mỗi người chúng ta đều diễn ra quá trình tái tạo làn da, các tế bào cũ chết đi và thay thế vào đó là các tế bào mới. Tuy nhiên, với bệnh nhân vảy nến thì quá trình này được diễn ra nhanh gấp 10 lần người bình thường. Do đó, các tế bào da cũ vẫn chưa kịp bong ra hết thì các tế bào da mới đã được sinh ra, chồng chất lên nhau tạo thành các mảng dày đỏ và có vảy trắng.Đến nay vẫn chưa xác định chính xác căn nguyên gây ra bệnh vảy nến nhưng rất nhiều tài liệu đã chỉ ra rằng bệnh do di truyền và các rỗi loạn miễn dịch bên trong cơ thể. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác gây ra bệnh vảy nến như bị căng thẳng thần kinh (stress), nhiễm khuẩn, thời tiết khí hậu thay đổi thất thường làm cho bệnh dễ khởi phát và làm bệnh tiến triển trầm trọng hơn. Vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh vảy nến thì bệnh nhân nên chú ý đến các yếu tố trên để việc chữa trị hiệu quả hơn.
Khi mắc bênh vảy nến, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các đám da đỏ, có giới hạn rõ ràng, nềm cộm gồ hơi cao lên bề mặt da, trên bề mặt da thì phủ nhiều vảy trắng đục có đặc tính hơi bóng, kích thước không đồng đều, dễ bong, khi cạo vụn ra thì như bột trắng hoặc giống nến vụn. Những tổn thương thường xuất hiện ở các vị trí như khuỷu tay, đầu gối, rìa trán, bờ xương trụ cẳng tay... ở phần mặt duỗi nhiều hơn mặt gấp. Có nhiều bệnh nhân bị bệnh vảy nến ở mặt. Nếu người bệnh mắc phải vảy nến da đầu thì trên đầu xuất hiện nhiều vảy, tóc mọc xuyên qua những vảy đó. Các tổn thương trên da đầu là triệu chứng vảy nến thường gặp nhất.
Bệnh vảy nến thể giọt có dấu hiệu là xuất hiện các chấm nhỏ như giọt nước, không tập trung cố định vào một chỗ trên da mà bất cứ vùng da nào trên cơ thể đều có thể xuất hiện những dấu hiệu của bệnh vảy nến thể giọt, nhưng những vị trí thường xuất hiện nhất là lưng, khuỷu tay, bàn tay, đầu gối... Tại những vùng da mới xuất hiện da đỏ ửng và có nhiều vảy trắng, mới đầu là mủ nhưng sau đó mủ bị vỡ ra thì da bắt đầu khô lại, các vảy dày xuất hiện, xếp chồng khít lên nhau với nhiều kích thước khác nhau. Nếu bị viêm nhiễm nặng thì bệnh nhân có thể sẽ kèm theo những triệu chứng khác như sốt cao, mệt mỏi, nhức đầu, cơ thể đau nhức.
Những cách điều trị vảy nến thể giọt tốt nhất
Hiện nay có nhiều cách để chữa trị bệnh vảy nến thể giọt được nhiều người sử dụng nhưng vẫn chưa có biện pháp này điều trị khỏi bệnh hoàn toàn.- Điều trị tại chỗ: Sử dụng các loại thuốc mỡ Salicylic, có tác dụng bong vẩy, bạt sừng rất tốt. Ngoài ra, còn có thuốc mỡ corticoid có tác dụng chống viêm hiệu quả, thương tổn mất rất nhanh. Nhưng không nên quá lạm dụng thuốc bôi corticoid này trong thời gian dài vì sẽ gây ra những biến chứng làm bệnh nặng hơn, các thương tổn không đáp ứng với thuốc, bệnh sẽ không giảm và sẽ trở nên tồi tệ hơn. Có thể xuất hiện các thương tổn gây ảnh hưởng không nhỏ và dẫn đến tình trạng nhiễm trùng da như mụn mủ, viêm nang lông, nhiễm nấm, mọc lông, giãn mao mạch và teo da. Thuốc mỡ có vitamin A axit có tác dụng làm quá trình sừng hóa của da trở nên như bình thường.
- Điều trị toàn thân: Bệnh nhân có thể sử dụng các loại thuốc như vitamin A axit, Methotrexate, Cyclosporin... Các loại thuốc này có tác dụng rất tốt, nhưng vẫn có nhiều tác dụng phụ như quái thai, hạ bạch cầu, rối loạn chức năng gan, thận... nên không phù hợp với các đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ em và người già.
- Trị liệu bằng ánh sáng có thể phối hợp với những phương pháp trên với chiếu tia cực tím có bước sống khác nhau (UVA, UVB) hoặc phương pháp PUVA đang được nhiều người áp dụng để điều trị bệnh vảy nến các thể khác nhau trong đó có vảy nến thể giọt. Tuy nhiên, có thể gây các tác dụng phụ như da khô và nhăn, tàn nhang và làm tăng nguy cơ ung thư da, trong đó có khối u ác tính, hình thức nhiêm trọng nhất của ung thư da.
- Sử dụng phương pháp sinh học có tên gọi là Biotherapy: Trong thời điểm gần đây, người ta đã tổng hợp được nhiều chất sinh học có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh vảy nến các thể như: Efanecept. Alefacept, Èalizumab... Nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Pháp, Úc... đã áp dụng phương pháp điều trị này và đạt kết quả như mong đợi. Tuy nhiên chi phí để sử dụng phương pháp này khá đắt và vẫn có nhiều tác dụng phụ không tốt nên vẫn chưa được áp dụng rộng rãi.