Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? là câu hỏi của nhiều người bệnh gửi qua email của blog chúng tôi trong thời gian qua. Chúng tôi xin được trích dẫn tâm sự của một bệnh nhân mắc bệnh vảy nến ở Hồ Chí Minh đã gửi qua blog như sau:"Xin chào, tôi tên là Phát tôi đã mắc bệnh vảy nến gần 4 năm. Lúc trước tôi chủ quan và không chú ý đến dấu hiệu của bệnh, nhưng khi đi làm rồi thì tôi cảm thấy bản thân gặp nhiều phiên toái do căn bệnh này gây ra. Bệnh làm tôi cảm thấy khó chịu và đau đớn, không những thế nó còn khiến tôi cảm thấy xấu hổ với bạn bè, đồng nghiệp vô cùng, và không dám giao tiếp với người khác. Tôi cũng đã vài lần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bệnh nhưng hiệu quả lại không như mong muốn. Tôi vô cùng lo lắng và bị stress nên tôi muốn hỏi rằng bệnh vảy nến có chữa khỏi được không và sử dụng biện pháp nào để chữa trị? Tôi xin chân thành cám ơn!" (Phát - Hồ Chí Minh)


Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không?


Trước tiên tôi xin cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến blog kienthucbenhngoaida chúng tôi. Về câu hỏi bạn đặt ra là bệnh vảy nến có chữa khỏi được không, các chuyên gia da liễu chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn.

Đối với trường hợp bệnh vảy nến của bạn, bệnh đã tồn tại được 4 năm, điều này chứng tỏ tổn thương do bệnh gây ra là không hề nhỏ. Nhưng, không vì như vậy mà bạn đã hết hi vọng, bạn chỉ cần tích cực phối hợp điều trị bệnh của bác sĩ chuyên khoa da liễu, với những cách điều trị phù hợp và bạn thực hiện đúng các biện pháp bảo vệ da trong đời sống hàng ngày, thì tình trạng bệnh vảy nến của bạn sẽ được thuyên giảm rất nhiều và kiên trì trong thời gian dài bạn sẽ không còn khó chịu và đau đớn bởi các triệu chứng của bệnh vảy nến nữa. Bên cạnh đó, cũng là điều quan trọng nhất là bạn không nên quá lo lắng, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh vảy nến, khiến cho bệnh chuyển biến tệ hại hơn.

Đối với bệnh vảy nến này, bạn càng điều trị sớm thì hiệu quả mang lại sẽ càng cao. Với trường hợp bạn đã chia sẻ nếu bạn chú ý hơn, chữa trị ngay từ khi mới phát hiện bệnh thì sẽ tránh được tình trạng lan rộng của bệnh.

Bệnh vảy nến có chữa khỏi được không? Thực tế chứng minh rằng, việc điều trị bệnh vảy nến trong giai đoạn đầu là khá dễ dàng và nhanh chóng, khi các tổn thương chỉ mới xuất hiện trên da thì chỉ cần điều trị khoảng 15 ngày đến 1 tháng thì các triệu chứng của bệnh sẽ hoàn toàn biến mất. Bởi do da bị vảy nến ở thời kì đầu thì các tổn thương vẫn chưa nhiều, cấu trúc da vẫn chưa hoàn toàn bị phá hủy nên việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả cao.

Và tất nhiên, việc điều trị đối với trường hợp của bạn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn, liệu trình điều trị sẽ dài hơn một chút, nếu bệnh đã lan rộng thì việc điều trị sẽ mất thời gian khá dài khoảng vài tháng đến 1 năm. Do đó, bạn phải kiên trì thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh mà bác sĩ đã đưa ra.

Bệnh vảy nến có lây không?


Theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu khẳng định rằng, bệnh vảy nến không thể lây lan do bệnh này không phải là mọt bệnh truyền nhiễm. Để hiểu rõ hơn về bệnh vảy nến có lây lan không thì các bác sĩ đã chỉ ra một vài nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến sau:

- Do rỗi loạn hệ miễn dịch: Khi cơ thể bị các tế bào lạ xâm nhập như vi khuẩn, virus, nấm... các tế bào lympho thay vì tấn công các tế bào gây hại đó thì nó lại tấn công biểu bì da, khiến cho các tế bào biểu bì da chết đi nhanh chóng, tế bào da cũ chưa kịp lão hóa đã có tế bào da mới thay thế, chúng xếp chồng lên nhau tạo thành lớp vảy dày màu trắng đục, cạo lớp vảy đó ra thì xuất hiện da dưới bị viêm da.

- Do di truyền: Theo khảo sát cho thấy có đến 40% trường hợp bố mẹ bị bệnh vảy nến và di truyền sang con cái của họ.

- Do nhiễm khuẩn: Nếu bạn không vệ sinh hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ khiến da dễ bị nhiễm khuẩn, tổn thương, cấu trúc da thay đổi dẫn đến bệnh vảy nến.

- Do căng thẳng thần kinh: Khi bạn bị stress, căng thẳng, lo lắng, thức khuya... gây kích thích não bộ dẫn đến tình trạng não nhận định sai thông tin, từ đó bị rối loạn hệ miễn dịch, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh vảy nến.

- Sử dụng thuốc tùy tiện: Dùng các loại thuốc không đúng cách như thuốc chống sốt rét, thuốc chữa bệnh cao huyết áp như beta blocker, corticoid nếu bạn lạm dụng có thể dẫn đến bệnh vảy nến.

- Thượng bì bị chấn thương là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến.

Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da tự miễn, nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến chủ yếu là yếu tố bên trong cơ thể bệnh nhân, nên bệnh vảy nến không thể lây lan từ người này sang người khác.

Các loại thuốc chữa bệnh vẩy nến hiện nay

- Thuốc Efalizumab: Đây là một kháng thể đơn Clon IgG1 đã được FDA công nhận. Sử dụng thuốc này đều trị bệnh vảy nến có thể tiêm liều khởi đầu 0,7mg/kg tiêm dưới da 1 lần mỗi tuần. Những triệu chứng lâm sàng có thể được cải thiện sau hai tuần sử dụng thuốc. Nếu sau bệnh nhân ngưng điều trị sau hai tháng bệnh có thể sẽ tái phát

- Thuốc chữa bệnh vẩy nến mới nhất Alefaceft được cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ(FDA) công nhận có khả năng cao điều trị được bệnh vảy nến thể mảng, trung binh và bệnh nặng. Tác dụng của thuốc này sẽ giúp ngăn chặn sự tương tác của LFA-3 nằm trên tế bào Langerhans và CD4 thông qua cách ức chế cạnh tranh, điều này có mục đích ngăn cản sự dẫn truyền những tín hiệu kích thích giữa tế bào nhận và tế bào T. Ngoài ra, nó còn giúp ức chế miễn dịch. Loại thuốc này được các chuyên gia kiểm chứng có rất ít tác dụng phụ.

- Thuốc imecrolimus (SPZ-AZM 981): Thuốc này có tác dụng ức chế sự hoạt hóa và sự tăng sinh tế bào T thuốc có thể phá vỡ dòng dẫn truyền tín hiệu nội bào của tế bào T. Đối với thuốc dạng kem 1% còn có tác dụng điều trị viêm da cơ địa ở trẻ an toàn hiệu quả. Thuốc chữa bệnh vảy nến này bước đầu cho hiệu quả rất tốt.

- Thuốc Rosiglitazone được sử dụng để điều trị bệnh đái tháo đường týp II. Hiện nay, đang được các nhà khoa học nghiên cứu trong điều trị bệnh vảy nến, thuốc chữa vảy nến này có khả năng ức chế sản xuất cytokin và thúc đẩy sự biệt hóa tế bào.

- Thuốc chữa bệnh vảy nến Tazaratene: Đây là một dạng retinoid, một loại thuốc dạng uống để điều trị bệnh vảy nến thể mảng. Tazarotene có khả năng chuyển hóa thành một loại chất có hoạt tính đó là acid tazoroteric. Do đó, đây là thuốc có thể thay thế retinoid hệ thống trong điều trị bệnh vảy nến rất an toàn kể cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.

Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về và điều trị, bạn cần được các bác sĩ chuyên khoa da liễu thăm khám về mức độ bệnh và chỉ định liều lượng thuốc, nếu tùy tiện sử dụng thuốc sai liều, sai cách sẽ không đạt được hiệu quả trong quá trình điều trị.

Trên là những chia sẻ của các chuyên gia về vấn về bệnh vảy nến có chữa khỏi được không, hy vọng sẽ hữu ích được với bạn đọc. Một điều cần lưu ý, nếu bạn cảm thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh vảy nến thì không nên chần chừ, hãy đến bệnh viện hoặc các phòng khám chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán và điều trị bệnh một cách đúng đắn và hợp lý. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm