Bệnh viêm nang lông có thể gặp ở mọi lứa tuổi kể cả nam giới lẫn nữ giới đều có thể mắc bệnh này. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng phổ biến nhất là do xử lý lông và vệ sinh ở những vùng có nhiều lông không đúng cách dẫn đến tình trạng bị viêm lỗ chân lông. Đây là một trong những bệnh ngoài da thường bị mắc phải vào mùa hè hay lúc thời tiết nắng nóng, do những ngày này thời tiết nắng nóng nên thường tiết ra nhiều mồ hôi, nếu không vệ sinh sạch sẽ ở những vùng có lông như nách, mép, chân, tay,.. thì có nguy cơ cao sẽ bị mắc căn bệnh này. Đối với tình trạng này tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng gì đến sức khỏe của bệnh nhân nhưng nó liên tục gây ra những cơn ngứa ngáy và trông rất mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó nếu không chữa trị kịp lúc thì nó chuyển sang nổi những mụn nhọt có mủ gây đau đớn. Chính vì thế, bài viết sau đây sẽ đưa ra một số cách điều trị bệnh viêm nang lông hiệu quả tại nhà với những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong cuộc sống của mỗi người, cùng tìm hiểu nhé.



Chia sẻ cách điều trị viêm nang lông hiệu quả tại nhà

Chữa trị viêm nang lông bằng nha đam




Nha đam hay còn được nhiều người gọi với tên khác là lô hội, nhựa của lá nha đam có chứa nhiều dưỡng chất và vitamin cần thiết giúp trị mụn rất hiệu quả, bên cạnh đó nó còn giúp chữa trị viêm nang lông cũng hiệu quả không kém. Bạn có thể mua nha đam ở bất cứ đâu với giá thành lại rẻ. Để sử dụng nha đam chữa trị viêm nang lông có 2 cách sau đây:


Cách 1: Chuẩn bị một lá nha đam, tách vỏ nha đam ra để lấy nhựa trong lá ra dùng. Sử dụng trực tiếp nhựa của lá nha đam lên những vùng da bị viêm nang lông, đợi một thời gian cho nhựa trên da này khô lại rồi rửa mặt sạch bằng nước. Bạn cũng có thể lấy nha đem ép thành nước và dùng để uống mỗi ngày rất tốt cho làn da của bạn cũng như việc trị viêm nang lông.


Cách 2: Dùng 100g lá nha đam mang đi rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào nồi với 500ml nước, đun với lửa to, đến khi nước sôi thì giảm lửa nhỏ lại và đun tiếp trong 15 phút. Sau đó, chắt nước trong nồi ra trộn chung với 10g mật ong. Sử dụng nước này để uống, đồng thời dùng lá nha đam đắp lên những vùng bị viêm nang lông. Thực hiện như vậy mỗi ngày 1 lần trong thời gian ngắn nó sẽ giúp bạn giảm bệnh đáng kể.



Chữa trị viêm nang lông bằng bạc hà




Lá bạc hà là một loại thảo dược rất tốt cho làn da vì trong nó có chứa nhiều chất giúp làn da chúng ta chống khuẩn và chống viêm, nên rất phù hợp cho việc điểu trị bệnh viêm nang lông, ngoài ra bạn cũng có thể dùng lá bạc hà để trị mụn tại nhà với chi phí thấp. 

Bạn chỉ cần dùng 4 - 5 lá bạc hà là đủ dùng để chữa bệnh viêm nang lông. Lấy những lá bạc hà này mang đi nghiền nhuyễn. Sau khi đã nghiền nhuyễn thì dùng chúng chà nhẹ nhàng lên những nốt mụn do bị viêm nang lông trong 10 phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Với cách này bạn sẽ cảm thấy điều kì diệu mà nó mang lại cho làn da của bạn, khi đắp lên bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh mà nó đem lại. Bạn chỉ cần thực hiện việc này vài lần là bạn sẽ thấy được hiệu quả của loại thảo dược này mang lại.



Chữa trị viêm nang lông bằng tinh dầu chanh và mật ong




Mật ong và chanh là những nguyên liệu mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta, với những công dụng tuyệt vời từ 2 nguyên liệu này giúp cho làn da chúng ta sạch mụn và trắng sáng hơn, ngoài ra nó còn giúp chữa trị những vùng da bị viêm nang lông một cách hiệu quả và nhanh chóng. 

Để tạo thành hỗn hợp này bạn cần chuẩn bị tinh dầu chanh, mật ong và muối. Cho 5 muỗng mật ong, 2 muỗng muối và 5 giọt tinh dầu chanh vào cũng một bát nhỏ rồi trộn đều lên. Rửa sạch vùng da bị viêm nang lông rồi thoa đều hỗn hợp này lên, kết hợp với việc massage nhẹ nhàng trong 15 phút rồi rửa lại bằng nước. Sự kết hợp của những nguyên liệu này mang lại cho chúng ta một làn da luôn sạch, săn chắc và khỏe mạnh giúp chống chọi lại những bệnh ngoài da đặc biệt là viêm nang lông. 



Đó là những cách điều trị viêm nang lông tại nhà với những nguyên liệu quen thuộc có thể tìm mua ở bất cứ đâu. Ngoài việc bạn sử dụng những cách chữa trị trên thì bạn cũng nên giữ vệ sinh cho những vùng da bị bệnh luôn sạch sẽ, nhất là vào những ngày nắng nóng, vì nếu bạn không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ khiến những vi khuẩn và bụi bẩn bám trên da và khiến cho bệnh phát triển và khó trị hơn. Đồng thời bạn nên sử dụng kiên trì những cách chữa trị trên trong thời gian dài thì mới đạt được hiệu quả cao. Chúc bạn mau khỏi bệnh
Những người mắc phải bệnh tổ đỉa phải chịu nhiều đau đớn cũng như khó chịu của căn bệnh này. Tuy mức độ nguy hiểm của bệnh này không đáng kể nhưng những triệu chứng nó mang lại khiến cho người bệnh phải khổ sở với nó. Không những thế, bệnh còn làm cho làn da trông rất mất thẩm mỹ và ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của người bệnh, kể cả trong giao tiếp cũng khiến nhiều người phải cảm thấy sợ hãi khi giao tiếp với người bệnh. Chính vì những lý do đó mà khiến cho những người mắc bệnh tổ đỉa phải gặp khó khăn trong cuộc sống, trong giao tiếp cũng như trong công việc hằng ngày của mình. Sau đây là những bài thuốc nam chuyên dùng để chữa bệnh tổ đỉa với những vị thuốc có thể tìm gặp ở bất cứ đâu.


Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc nam dễ tìm

Chữa bệnh tổ đỉa bằng lá trầu không và rau dăm





Lá trầu không là một trong những cây thuốc nam quý chuyên dùng để chữa nhiều bệnh ngoài da như bệnh vảy nến, bệnh mề đay, viêm da cơ địa và nhiều bệnh khác, đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Để sử dụng lá trầu không để chữa trị bệnh tổ đỉa bạn nên chuẩn bị thêm một nguyên liệu để đi cùng với lá trầu không đó chính là rau dăm. Hai nguyên liệu này kết hợp lại cho ra một bài thuốc quý chữa bệnh tổ đỉa rất hiệu quả.

Cách sử dụng lá trầu không và rau dăm làm thuốc chữa bệnh tổ đỉa: Đầu tiên bạn cần chuẩn bị hai vị thuốc là lá trầu không và rau dăm. Mỗi vị thuốc bạn lấy 1 nắm vừa đủ mang đi rửa sạch rồi cho vào cùng một nồi với 2 lít nước, rồi nấu thành thuốc. Nấu đến khi chúng chuyển máu thì mang xuống để nguội, tuy nhiên không nên quá nguội sẽ mất tác dụng của thuốc, tốt nhất là giữ thuốc còn ấm ấm. Sau đó dùng một cái khăn sạch nhúng vào nước thuốc này rồi lau nhẹ nhàng lên những vùng da bị bệnh tổ đỉa. Chỉ cần mỗi ngày lau một lần, sau một thời gian dài bạn sẽ cảm thấy bệnh tình của mình được giảm đi đáng kể và khỏi bệnh.


Chữa bệnh tổ đỉa bằng muối biển




Muối là một nguyên liệu không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Muối là một gia vị làm cho những món ăn thêm ngon hơn, nếu không có muối trong các món ăn làm cho những món ăn đó nhạt nhẽo và không có mùi vị gì đặc biệt. Không những thế muối rất tốt cho sức khỏe của chúng ta nếu sử dụng đúng cách và không sử dụng nó quá nhiều. Muối có nhiều loại trong đó muối biển là tốt cho sức khỏe nhất, có tình sát khuẩn cao vượt bậc hơn so với các loại muối khác. 

Cách sử dụng muối biển để chữa trị bệnh tổ đỉa rất đơn giản: Bạn chỉ cần dùng một muỗng muối biến rang trong 5 phút, rồi lấy muối biển vừa rang đi giã đều cho nát, dùng để chà xát lên những vùng da bị bệnh tổ đỉa. Để trong một tiếng đồng hồ rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Sử dụng cách chữa này 2 lần mỗi ngày đếnn khi bệnh khỏi hoàn toàn thì dừng lại. Điều lưu ý là không nên hột muối to, vì như vậy khi chà xát lên da gây ra những tổn thương cho những vùng da bị bệnh, tạo điều kiện cho bệnh phát triển và khó trị hơn.

Chữa bệnh tổ đỉa bằng rượu tỏi





Tỏi là nguyên liệu quen thuộc với nhiều người thường được dùng để tăng gia vị cho những món ăn, làm cho món ăn thêm ngon hơn. Không những thế, tỏi còn là một vị thuốc hay giúp chữa được nhiều bệnh và đặc biệt là bệnh tổ đỉa. Rượu tỏi là một bài thuốc hay giúp chữa được những triệu chứng khó chịu của bệnh tổ đỉa với cách làm thật đơn giản:

Đầu tiên bạn cần chuẩn bị 200ml rượu trắng với 2 củ tỏi đã được bóc vỏ và đập dập. Bạn lấy những tép tỏi này cho vào rượu ngâm trong 1 tuần là bạn có thể dùng được. Trước khi sử dụng rượu tỏi bạn cần rửa sạch vùng da bị bệnh bằng nước trước, dùng khăn thấm khô, rồi dùng một lượng rượu tỏi vừa đủ thoa lên những vùng da bị bệnh đó, bạn nên thoa từ 1 đến 2 lần trong ngày, bạn nên sử dụng trong thời gian dài đến khi khỏi bệnh thì dừng lại. 

Đó là những bài thuốc chữa bệnh tổ đỉa bằng bài thuốc nam dễ tìm và giá thành lại rẻ, bạn nên sử dụng những bài thuốc này thường xuyên trong thời gian dài thì bạn mới mau khỏi bệnh được. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ áp dụng tốt với những người với tình trạng bệnh nhẹ hoặc những người vừa bị mắc bệnh không lâu, đối với những trường hợp bệnh tình nặng thì bạn nên đi khám tại các bệnh viện hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị sẽ tốt hơn. Chúc bạn mau khỏi bệnh.

Hiện nay, có rất nhiều cách để chữa trị bệnh mề đay trong đó có cách chữa mề đay bằng thuốc dân gian rất tốt cho người bệnh. Bệnh mề đay là một trong những bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người, dù bạn là nam hay nữ, ở độ tuổi nào thì cũng có thể bị mắc bệnh mề đay. Các triệu chứng của bệnh gây ra nhiều khó khăn cho người bệnh trong cuộc sống cũng như trong sinh hoạt hằng ngày, đặc biệt là triệu chứng ngứa ngáy, làm cho bệnh nhân ngứa cả ngày và gãi nhiều lần, tuy nhiên đối với bệnh này thì càng gãi chỉ làm cho bệnh trở nên nặng hơn thôi, vì khi gãi làm cho da chúng ta chịu tổn thương và thậm chí là chảy máu dễ dẫn đến tình trạng bị nhiễm trùng. Chính vì thế, blog chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn 3 bài thuốc dân gian đặc trị bệnh mề đay rất tốt và hiệu quả cao.

3 bài thuốc dân gian chữa bệnh mề đay rất tốt

Chữa bệnh mề đay bằng ngải cứu




Ngãi cứu là một trong những vị thuốc kì diệu có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau trong số đó có chữa bệnh mề đay mẩn ngứa. Lá ngải cứu có nhiều tác dụng rất tốt và phù hợp để chữa trị bệnh mề đay. 

Để sử dụng bài thuốc này bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết: lá ngải cứu, muối, một cái khăn sạch. Đầu tiên bạn mang một nắm lá ngải cứu cho vào chảo rang chung với muối, bạn nên cho lượng muối vừa đủ để phát huy tối đa tác dụng của thuốc, rang đến khi nào bạn thấy lá héo lại là được. Mang xuống và để nguội, sau đó dùng một cái khăn sạch cho ngãi cứu rang muối vào trong, rồi dùng để chườm vào những vùng da bị nổi mề đay. Với cách này sẽ giúp bạn giảm đi những triệu chứng khó chịu của bệnh mề đay mẩn ngứa, bạn nên kiên trì sử dụng trong thời gian dài để có thể mau chóng hết bệnh.

Chữa bệnh mề đay bằng lá khế




Bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng lá khế đã được những người đi trước chúng ta tìm ra từ rất lâu. Đối với những người lớn tuổi thì bài thuốc này không còn gì xa lạ nữa, đây là bài thuốc chữa bệnh mề đay được sử dụng nhiều nhất vì cách sử dụng rất đơn giản và nguyên liệu chính là lá khế cũng rất dễ tìm. Lá khế có thể giúp giải độc rất tốt nên thường được sử dụng để chữa trị bệnh mề đay. Có 2 cách để dùng lá khế để chữa trị bệnh mề đay:

Cách thứ nhất: với cách này bạn làm tương tự như cách sử dụng lá ngãi cứu, đó là lấy một nắm lá khế rang cùng với một ít muối, sau đó cho vào một cái khăn sạch, dùng để chườm lên những vùng da bị nổi mề đay. Để đơn giản hơn bạn có thể dùng cách thứ hai:

Cách thứ hai: bạn chỉ cần sử dụng số lượng lá khế vừa đủ cho vào một nồi chứa nước, đun đến khi nước sôi thì tắt bếp. Để một thời gian cho nước thuốc nguội hoàn toàn rồi dùng nước thuốc này để tắm hằng ngày, sau một thời gian bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh mề đay giảm hẳn và từ đó bạn cũng từ từ mà khỏi bệnh.




Chữa bệnh mề đay bằng gừng




Gừng là một nguyên liệu thần kì có thể chữa được nhiều bệnh như rối loạn dạ dày, sốt rét, ngăn ngừa bệnh tim,... vì trong gừng có nhiều chất rất tốt cho cơ thể của chúng ta, giúp chúng ta kiểm soát được các loại bệnh và ức chế được bệnh không cho bệnh phát triển thêm, đặc biệt là bệnh mề đay. Chính vì thế, gừng là nguyên liệu không thể thiếu trong việc chữa trị bệnh mề đay. Có rất nhiều cách để sử dụng gừng chữa trị bệnh mề đay. Khi mắc bệnh mề đay bạn nên có thói quen uống trà gừng vào mỗi buổi sáng vì rất tốt cho bệnh tình của bạn. Hoặc bạn có thể uống trà gừng với một ít mật ong để dễ uống hơn. 

Đó là 3 bài thuốc dân gian chuyên dùng để chữa bệnh mề đay rất tốt và hiệu quả. Bạn nên theo dõi bệnh thường xuyên, nếu có những chuyển biến xấu hơn thì bạn nên đi khám tại bệnh viện hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chúc bạn mau khỏe !
Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn dịch có thể kéo dài suốt đời trong. Khi mắc bệnh vảy nến các tế bào da của bạn được hình thành và thay thế với một tốc độ nhanh bất thường - các tế bào da nhanh chóng được thay thế mỗi vài ngày, thay vì mỗi 3-4 tuần. Do sự phát triển chóng này, da dày thêm các tế bào da hình thành dang dở này gây tăng mảng bám có thể dễ bong, màu đỏ và ngứa. Bệnh vẩy nến có xu hướng xảy ra ở người lớn nhiều nhất. Không có cách chữa bệnh vẩy nến triệt để, những loại thuốc tiên tiến hiện nay cho phép khoảng 80-90 phần trăm bệnh nhân được điều trị thành công để giảm bớt các triệu chứng và cải thiện sự xuất hiện của các mảng da sừng do vảy nến.

Bệnh vảy nến thường xuất hiện ở đâu?


Bệnh vẩy nến có thể xảy ra trên bất kỳ khu vực của cơ thể , bao gồm cả bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, da đầu hoặc bộ phận sinh dục. Trong bệnh vẩy nến mảng bám, các hình thức phổ biến nhất của bệnh vẩy nến, da có xu hướng bị khô, bong tróc, ngứa, đỏ và phủ vảy trắng.

Bệnh vẩy nến có thể ảnh hưởng đến các khu vực nhỏ của cơ thể hoặc là rất phổ biến. Đối với nhiều người, bệnh vẩy nến có thể dẫn đến sự bối rối, tự ý thức, hoặc căng thẳng; một số người có thể yêu cầu điều trị cho bệnh trầm cảm hoặc lo âu

Nguyên nhân gây vảy nến là gì


Các nguyên nhân chính xác của bệnh vẩy nến không được biết đầy đủ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng nó là một sự kết hợp của các yếu tố - trong đó có một phần do di truyền từ lịch sử gia đình, và các hiệu ứng từ môi trường. Ở những người bị bệnh vẩy nến, một số tế bào máu trắng bình thường chống lại nhiễm trùng thay vì tấn công các tế bào khỏe mạnh.



Trong bệnh vẩy nến, các tế bào da mới được hình thành quá nhanh và kết quả trong một lớp chết, da có vảy và tế bào máu trắng mà vẫn còn trên lớp trên cùng của da thay vì sloughing giảm. Các bản vá lỗi của da và tổn thương được gọi là tổn thương vảy nến hay mảng vẩy nến.

Ai có thể mắc bệnh vảy nến

Bệnh vẩy nến là một bệnh tự miễn phổ biến nhất ở Mỹ; khoảng 3 phần trăm dân số mắc bệnh vẩy nến. Đàn ông và phụ nữ đều có bệnh vẩy nến như nhau, và nó thường xuất hiện nhất ở người lớn ở hai độ tuổi - độ tuổi từ 20 đến 30 hoặc từ 50 tuổi đến 60.

Khoảng 30 phần trăm của những người phát triển bệnh vẩy nến cũng có thể phát triển viêm khớp vảy nến , một loại viêm khớp dạng thấp có xu hướng ảnh hưởng đến các khớp của bàn tay và bàn chân. Một số, nhưng không phải tất cả, bệnh nhân sẽ có một lịch sử gia đình của bệnh vẩy nến. Hãy nhớ rằng, bệnh vẩy nến không lây nhiễm; bạn không thể bắt nó từ một người khác.

Vảy nến có những dạng nào

Có rất nhiều loại khác nhau của bệnh vẩy nến, và một số có thể xảy ra cùng một lúc. Ví dụ về các loại khác nhau của bệnh vẩy nến bao gồm:
  • Bệnh vẩy nến mảng : hình thức phổ biến nhất gây ra lớn lên, vùng da đỏ có thể ngứa hoặc không ổn định.
  • Bệnh vẩy nến do liên cầu : Có thể là một lịch sử quá khứ của nhiễm liên cầu; có thể xảy ra ở trẻ em hoặc người trẻ. Mảng nhỏ hình thành trên khu vực giữa của cơ thể.
  • Bệnh vẩy nến mụn mủ : hình thức đau và nặng của bệnh vẩy nến, với các túi mủ đầy trong các mảng vẩy nến có thể phá vỡ. Sốt có thể xảy ra.
  • Bệnh vẩy nến sinh dục : vẩy nến này có thể ảnh hưởng đến khu vực gấp da như vùng sinh dục, dưới vú hoặc cánh tay, hoặc xung quanh vùng háng. Các tổn thương phẳng, màu đỏ, và thường không có vảy.
  • Bệnh vẩy nến móng tay : Móng tay có thể trở thành màu vàng nâu, đọ sức, flake đi hoặc tách khỏi nền móng.
  • Viêm khớp vảy nến : Có thể xảy ra trong lên đến 30 phần trăm bệnh nhân với bệnh vẩy nến; triệu chứng bao gồm sưng đầu gối, mắt cá chân, bàn tay và khớp ngón chân, đau, và móng bệnh vẩy nến.
  • Vẩy nến thể đỏ da toàn thân.bệnh thể hiện ở toàn thân đóng vảy ngứa 

Cách điều trị bệnh vảy nến nào hiệu quả

Dùng thuốc bôi :
Đối với bệnh vẩy nến mới bắt đầu ảnh hưởng đến da, điều trị tại chỗ là rất hữu ích bởi vì họ là tương đối an toàn, khá hiệu quả, và có thể được áp dụng trực tiếp lên da bị ảnh hưởng. Thuốc bôi mang hình thức của các loại kem, kem, thuốc mỡ, gel, và dầu gội. Chúng bao gồm steroid tại chỗ, chế phẩm tar, và canxi thuốc điều chỉnh. Việc sử dụng thuốc bôi phải theo sự chỉ dẫn của bac sĩ
Điều trị bệnh vẩy nến bằng quang trị liệu

Đối với bệnh vẩy nến ở mức độ nặng hơn, một lựa chọn hữu ích là điều trị vảy nến bằng tiếp xúc với tia cực tím (UV). ánh sáng tia cực tím có thể chữa trị những vùng rộng lớn của da với ít tác dụng phụ, nếu được thực hiện tại phòng khám chuyên dụng của bác sĩ. Lưu ý rằng tất cả các ánh sáng tia cực tím gây ra  tác dụng phụ như gây đột biến, có thể dẫn đến ung thư da.  Quang trị liệu có thể được sử dụng một mình hoặc với thuốc khi điều trị bệnh vẩy nến.

Điều trị bệnh vẩy nến bằng thuốc sinh học 





Một loại thuốc chữa vảy nến đã được phát triển gần đây được gọi là thuốc  sinh học; chúng được gọi là sinh học bởi vì các tế bào sống tổng hợp chúng. Vì các thuốc là các protein, thuốc này không được sử dụng đường uống và phải được chích qua da hoặc truyền tĩnh mạch. Liệu pháp này được khuyến cáo ở những bệnh nhân vảy nến từ vừa đến nặng. Những loại thuốc này nhắm mục tiêu đáp ứng miễn dịch dẫn đến sự tăng trưởng tế bào da nhanh chóng của bệnh vẩy nến. Điều này dường như đã tăng tính an toàn cũng như hiệu quả của chúng khi so sánh với thuốc cũ. Mặt khác, họ là khá tốn kém chi phí lên đến $ 30,000 một năm.



Viêm da cơ địa là một bệnh hay gặp nhất là ở trẻ em đây là độ tuổi có tỉ lệ mắc viêm da cơ dịa cao nhất. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do cơ địa dị ứng nên bệnh hay tái phát và khó điều trị dứt điểm làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh đặc biệt là sự phát triển của trẻ. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ các thảo dược dân gian khá hiệu quả được sử dụng phổ biến từ rất lâu. Tuy không chữa dứt điểm được bệnh nhưng những bài thuốc này có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa làm cho bệnh nhân thoải mái hơn. Sau đây là 2 cách chữa viêm da cơ địa dân gian thường áp dụng

2 bài thuốc chữa viêm da cơ địa dân gian thường dùng

Chữa viêm da cơ địa bằng lá đơn tướng quân

Lá đơn tướng quân hay dân gian còn gọi là lá đơn đỏ .Đây là một loại lá thường có mặt trong các bài thuốc chữa các bệnh thường gặp trong đó đặc biệt là công dụng chữa các bệnh ngoài da như nổi mề đay, mụn nhọt,... đặc biệt là chữa viêm da cơ địa một bệnh mà rất nhiều người mắc phải.



Theo kinh nghiệm dân gian cách dùng lá đơn đỏ chữa bệnh viêm da cơ địa như sau: bạn lấy một nắm lá đơn đỏ tươi đem đung sôi với một bát nước. Bạn nên đun bằng ấm đất sôi thật kĩ rồi để nguội uống khi nước còn ấm. bạn uống chừng 2 - 3 lần.

Đối với trẻ em bạn không nên cho trẻ uống mà có thể dùng lá đơn tướng quân nấu nước để tắm hàng ngày cho trẻ, lấy bã vò nát rồi chà xát nhẹ nhàng lên vùng da bị viêm da cơ địa cũng có tác dụng khá hiệu quả

Áp dụng bài thuốc này sẽ có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng của bệnh và vệ sinh sạch sẽ vùng da bị bệnh để bệnh không tiến triển nặng hơn.

Bài thuốc từ lá khế chữa viêm da cơ địa


Lá khế là một loại thảo dược dân gian rất hiệu quả trong điều trị các bệnh ngoài da. Theo ghi chép của Đông y lá khế có tính hàn, vị chát, quả khế có vị chua tất cả các bộ phận của cây khế từ rễ đến ngọn đều có thể sử dụng để chữa bệnh. Tùy vào bệnh mà sử dụng các bộ phận khác nhau. Lá khế có tác dụng chữa một số bệnh thường gặp như giúp giải nhiệt cơ thể, giúp lợi tiểu đặc biệt là điều trị các bệnh ngoài da như mề đay mẩn ngứa, ghẻ ngứa, mụn nhọt do nóng trong người... và đặc biệt là bệnh viêm da cơ địa.



Cách sử dụng lá khế chữa viêm da cơ địa như sau: bạn lấy 2 nắm lá khế tươi rửa sạch rồi cho vào ấm đất đun sôi. Bạn đun với khoảng 3 đến 4 bát nước. Sau đó bạn để nguội và dùng nước lá khế này để tắm hoặc ngâm rửa vùng da bị viêm da cơ địa. Lá khế có tác dụng diệt khuẩn, giảm ngứa giúp bệnh nhân dễ chịu hơn đáng kể. Bạn thực hiện thường xuyên 2 ngày 1 lần các triệu chứng của viêm da cơ địa sẽ giảm đi đáng kể.

Trên đây là hai bài thuốc chữa viêm da cơ địa từ dân gian thường được áp dụng nhiều nhất. Tuy nhiên những cách dân gian này chỉ có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh không thể điều trị dứt điểm được bệnh. Muốn điều trị dứt điểm bạn nên đi khám tại các bệnh viện da liễu hoặc các trung tâm da liễu uy tín.

Chúc bạn mau khỏi bệnh !
Xem thêm: Nguyên nhân gây viêm da cơ địa

Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm