Những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay cần lưu ý
1. Bị bệnh mề đay do di truyền:
Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay phổ biến nhất hiện nay, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết. Nếu trong gia đình bạn có người dễ bị bệnh mề đay do thời tiết thì rất có khả năng bạn cũng dị ứng với thời tiết nhất là thời tiết lạnh.
2. Bị bệnh mề đay do sức đề kháng yếu
Đây là yếu tố do cơ địa, đối với những người có sức đề kháng yếu thường rất dễ bị bệnh mề đay hơn những người bình thường. Do không đủ sức đề kháng để chóng chọi lại với những tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt cũng như tiếp xúc với chúng hằng ngày, từ đó mà các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.
3. Bị bệnh mề đay do tác động của thời tiết
Sự tác động của thời tiết cũng chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị bệnh mề đay đặc biệt là những người bị dị ứng với thời tiết. Vào thời điểm thời tiết, khí hậu giao mùa quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh làm cho da chúng ta không kịp thích nghi và dẫn đến tình trạng bị nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, vào những lúc này nên có những biện pháp bảo vệ da hợp lý để tránh bị bệnh mề đay.
4. Bị bệnh mề đay do cơ thể dị ứng với thực phẩm:
Cơ thể dị ứng với một số thức ăn hay thực phẩm thường dùng cũng chính là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất của bệnh mề đay. Những thực phẩm có tỉ lệ gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, trứng, chocolate, phô mai, thức uống có cồn,... Không những thế mà những thức ăn được chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, gà hộp,... Ngoài ra những món ăn cay nóng cũng làm cho chúng ta dễ bị mắc phải bệnh mề đay.
5. Bị bệnh mề đay do dị ứng với một số thuốc:
Đối với những người đang bị bệnh thì việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi, nhưng một số người cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc dẫn đến bị nổi mề đay. Các loại thuốc điển hình như penicillin, aspirin, thuốc hạ nhiệt, thuốc trị cao huyết áp, thuốc suy tim và bất cứ loại thuốc nào khác cũng có khả năng gây ra bệnh mề đay. Sau khi sử dụng thuốc có thể bệnh mề đay sẽ xuất hiện ngay hoặc sau vài ngày dùng thuốc.
6. Bị bệnh mề đay do kí sinh trùng trong cơ thể:
Các loại kí sinh trùng tồn tại trong cơ thể như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán,... cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa và tái phát nhiều lần. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh mề đay tái phát nhiều lần thì rất có thể bạn bị nhiễm kí sinh trùng và cần phải được áp dụng các biện pháp loại bỏ những kí sinh trùng trong cơ thể.
7. Bị bệnh mề đay do yếu tố tâm lý:
Các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay. Thật vậy, những người luôn bị căng thẳng, lo âu, buồn bã thường dễ bị bệnh mề đay hơn những người luôn vui vẻ.
8. Bị bệnh mề đay do virut hoặc vi khuẩn:
Những người bị mắc các bệnh có virut hoặc vi khuẩn tồn tại trong cơ thể như viêm gan siêu vi B,C hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể như tai mũi họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang,... những người này có khả năng mắc bệnh mề đay rất cao. Vì vậy, cần phải được phát hiện và điều trị những bệnh trên.
Đó là những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa cần phải chú ý để có cách phòng chống cũng như cách chữa mề đay hợp lý và hiệu quả giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Đối với những người có dấu hiệu bị bệnh nặng thì nên đi khám tại các bệnh viện da liễu hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và chữa trị bệnh tốt nhất.