Bệnh á sừng là một bệnh da liễu thường gặp ở nhiều người ai cũng có khả năng bị bệnh này, nhất là những người làm những công việc tiếp xúc nhiều với hóa chất như xăng dầu, các chất tẩy rửa,... cũng có rất nhiều người bị mắc bệnh này do di truyền từ bố mẹ. Bệnh này tuy mức độ nguy hiểm không nghiêm trọng nhưng những triệu chứng của nó sẽ khiến bạn khó chịu và bức bối cả ngày, bên cạnh đó còn gây mất thẩm mỹ cho làn da của bạn nhất là những bạn nữ. Vì vậy bệnh cần phải được điều trị kịp thời và đúng cách để tránh bị tái phát. Sau đây là một số cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn bằng những bài thuốc hay và rẻ tiền.

Cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn bằng những bài thuốc hay

Chữa bệnh á sừng bằng lá đu đủ





Lá đu đủ là một vị thuốc kì diệu rất tốt trong việc chữa trị các loại bệnh đặc biệt là bệnh á sừng. Trong dân gian, lá đu đủ thường được dùng để chữa các bệnh về tim mạch, chống ung thư và tăng hệ miễn dịch cho cơ thể và còn nhiều công dụng trị bệnh khác của loại lá này. Để sử dụng lá đu đủ để trị bệnh á sừng ta cần kết hợp thêm một vài nguyên liệu để nâng cao hiệu quả của bài thuốc: lá sung, lá đu đủ và củ khoai tây.

Sau khi đã có 3 nguyên liệu trên thì chúng ta bắt đầu vào việc sắc thuốc thôi. Đầu tiên bạn lấy một nắm lá sung và lá đu đủ vừa đủ và hai củ khoai tây đã luộc chính cho vào một cái cối rồi giã nhỏ chúng. Rồi để đó, tiếp theo lấy một bó chè tươi để làm thuốc, cho lá chè tươi vào nồi và nấu khoảng 10 phút, để thuốc này qua ngày cho thiu. Sử dụng thuốc lá chè bằng cách  rửa vào những vùng da bị á sừng rồi dùng thuốc đã được giã nhỏ ở trên đắp vào rồi băng lại, để qua đêm, đến sáng hôm sau gỡ thuốc ra rồi rửa lại bằng chè ấm. 

Chữa bệnh á sừng bằng chanh tươi





Như các bạn đã biết chanh có rất nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe của mỗi người. Vỏ chanh được nhiều người sử dụng để làm những bài thuốc trị bệnh rất tốt và hiệu quả. Không những thế chanh còn có thể phòng chống ung thư một căn bệnh khó trị nhất hiện nay. Ngoài ra, mỗi ngày dùng một cốc nước chanh giúp chúng ta thải bỏ những chất độc hại trong cơ thể ra bên ngoài rất hiệu quả và nhanh chóng. 

Cách sử dụng chanh để trị bệnh á sừng rất đơn giản mà hiệu quả cao. Bạn chỉ cần sử dụng một quả chanh cắt thành những lát mỏng rồi xát vào những vùng da bị á sừng nhất là những chỗ bị nứt nẻ. Chỉ như vậy, nhưng lại rất hiệu quả và tiện lợi, bạn có thể sử dụng ngay khi bạn cảm thấy khó chịu bởi những triệu chúng của bệnh á sừng gây ra. Tuy có phần hơi đau nhưng hãy cố chịu đựng bạn nhé.


Chữa bệnh á sừng bằng cây đinh lăng và huyết dụ




Cây đinh lăng và cây huyết dụ giúp chữa bệnh á sừng rất tốt và nhanh chóng. Nhiều người biết đến cây đinh lăng và huyết dụ vì những công dụng thần kì của chúng, mỗi loại cây có nhiều công dụng và khả năng trị bệnh riêng từng cây, nhưng khi kết hợp 2 loại cây này lại cho ta một bài thuốc hay giúp chữa bệnh á sừng an toàn và hiệu nghiệm.

Đây là một bài thuốc uống giúp chữa trị bệnh á sừng từ sâu bên trong, giúp chữa khỏi hẳn bệnh á sừng. Bạn chỉ cần chuẩn bị 2 loại cây trên, lấy một lượng vừa đủ để sắc thuốc uống với tỉ lệ là là huyết dụ bằng 1/2 lá đinh lăng, cho vào cùng một nồi rồi đổ nước vào sắc thành thuốc uống, sắc đến khi nào bạn cảm thấy thuốc vừa uống thì mang xuống và sử dụng. Uống thuốc khi còn ấm là tốt nhất và hiệu quả nhất cho việc chữa bệnh, bạn có thể cho cam thảo hoặc một ít đường vào cho thuốc dễ uống.

Đó là những cách chữa bệnh á sừng khỏi hẳn bằng những bài thuốc với những nguyên liệu bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng và giá thành lại không quá đắt. Tuy nhiên bạn cần phải kiên trì sử dụng chúng trong một thời gian dài thì mới có hiệu nghiệm. Bên cạnh đó, bạn nên tự tạo cho mình một chế độ ăn uống hợp lý để giúp chữa trị bệnh được hiệu quả hơn, nên ăn nhiều rau quả tươi để bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể và giúp loại bỏ những độc tố trong cho thể ra bên ngoài, giúp chữa trị bệnh ngay bên trong, có thế thì bệnh mới nhanh khỏi và không bị tái phát.

Chúc bạn mau khỏi bệnh!

Bài viết liên quan : Người bệnh á sừng nên kiêng gì
Nguyên nhân gây ra bệnh mề đay phổ biến nhất hiện nay là do cơ thể bị dị ứng với thời tiết, nhất là lúc thời tiết thay đổi thất thường một cách đột ngột, từ nóng sang lạnh. Bệnh nổi những mẩn đỏ gây ngứa, ban đầu chỉ nổi một vài chỗ trên cơ thể nhưng vài ngày sau có thể nổi khắp người, nổi càng nhiều vị trí trên cơ thể thì càng gây ngứa dữ dội toàn thân khiến cho người bệnh không chịu được và phải gãi để thỏa mãn cơn ngứa. Bên cạnh đó, bệnh còn có những triệu chứng như sốt, đau khớp, rối loạn tiêu hóa làm cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng công việc cũng như sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Vì vậy, cần phải hiểu rõ những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay để có cách phòng ngừa cũng như chữa trị bệnh phù hợp nhanh chóng và hiệu quả.

Những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay cần lưu ý




1. Bị bệnh mề đay do di truyền:


Di truyền là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay phổ biến nhất hiện nay, chủ yếu là do chứng dị ứng với thời tiết. Nếu trong gia đình bạn có người dễ bị bệnh mề đay do thời tiết thì rất có khả năng bạn cũng dị ứng với thời tiết nhất là thời tiết lạnh. 


2. Bị bệnh mề đay do sức đề kháng yếu

Đây là yếu tố do cơ địa, đối với những người có sức đề kháng yếu thường rất dễ bị bệnh mề đay hơn những người bình thường. Do không đủ sức đề kháng để chóng chọi lại với những tác nhân gây bệnh mề đay trong sinh hoạt cũng như tiếp xúc với chúng hằng ngày, từ đó mà các vi khuẩn phát triển và gây bệnh.

3. Bị bệnh mề đay do tác động của thời tiết

Sự tác động của thời tiết cũng chính là nguyên nhân khiến cho bạn bị bệnh mề đay đặc biệt là những người bị dị ứng với thời tiết. Vào thời điểm thời tiết, khí hậu giao mùa quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm không khí cao, gió lạnh làm cho da chúng ta không kịp thích nghi và dẫn đến tình trạng bị nổi mề đay mẩn ngứa. Vì vậy, vào những lúc này nên có những biện pháp bảo vệ da hợp lý để tránh bị bệnh mề đay.

4. Bị bệnh mề đay do cơ thể dị ứng với thực phẩm:




Cơ thể dị ứng với một số thức ăn hay thực phẩm thường dùng cũng chính là nguyên nhân phổ biến và thường gặp nhất của bệnh mề đay. Những thực phẩm có tỉ lệ gây dị ứng cao như hải sản, thịt bò, trứng, chocolate, phô mai, thức uống có cồn,... Không những thế mà những thức ăn được chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản và thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, gà hộp,... Ngoài ra những món ăn cay nóng cũng làm cho chúng ta dễ bị mắc phải bệnh mề đay.

5. Bị bệnh mề đay do dị ứng với một số thuốc:





Đối với những người đang bị bệnh thì việc dùng thuốc là không thể tránh khỏi, nhưng một số người cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong thuốc dẫn đến bị nổi mề đay. Các loại thuốc điển hình như penicillin, aspirin, thuốc hạ nhiệt, thuốc trị cao huyết áp, thuốc suy tim và bất cứ loại thuốc nào khác cũng có khả năng gây ra bệnh mề đay. Sau khi sử dụng thuốc có thể bệnh mề đay sẽ xuất hiện ngay hoặc sau vài ngày dùng thuốc.


6. Bị bệnh mề đay do kí sinh trùng trong cơ thể:

Các loại kí sinh trùng tồn tại trong cơ thể như giun kim, giun đũa, giun lươn, giun chỉ, sán,... cũng là nguyên nhân gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa và tái phát nhiều lần. Vì vậy, nếu phát hiện bệnh mề đay tái phát nhiều lần thì rất có thể bạn bị nhiễm kí sinh trùng và cần phải được áp dụng các biện pháp loại bỏ những kí sinh trùng trong cơ thể.

7. Bị bệnh mề đay do yếu tố tâm lý:

Các yếu tố tâm lý làm ảnh hưởng đến cơ thể của bạn như căng thẳng, lo âu, stress, xúc động, gắng sức, áp lực cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh mề đay. Thật vậy, những người luôn bị căng thẳng, lo âu, buồn bã thường dễ bị bệnh mề đay hơn những người luôn vui vẻ.


8. Bị bệnh mề đay do virut hoặc vi khuẩn:

Những người bị mắc các bệnh có virut hoặc vi khuẩn tồn tại trong cơ thể như viêm gan siêu vi B,C hoặc bị nhiễm khuẩn ở các cơ quan trong cơ thể như tai mũi họng, hệ tiêu hóa, răng miệng, viêm xoang,... những người này có khả năng mắc bệnh mề đay rất cao. Vì vậy, cần phải được phát hiện và điều trị những bệnh trên.

Đó là những nguyên nhân phổ biến nhất hiện nay gây ra bệnh mề đay mẩn ngứa cần phải chú ý để có cách phòng chống cũng như cách chữa mề đay hợp lý và hiệu quả giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Đối với những người có dấu hiệu bị bệnh nặng thì nên đi khám tại các bệnh viện da liễu hoặc các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được tư vấn và chữa trị bệnh tốt nhất.

Bài viết được quan tâm

Lượt ghé thăm